Não cũng làm thêm vào ban đêm
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Y khoa Freiburg ở Đức tìm hiểu về chức năng của giấc ngủ và mối liên hệ giữa giấc ngủ với các rối loạn sức khỏe cho thấy thật sự não và cơ thể khá bận rộn trong khi chúng ta đang ngủ. Theo các nhà nghiên cứu, trong khi ngủ, não bộ hoạt động mạnh hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau. Và có thể bộ não phải "dọn dẹp" những chất có hại ra khỏi cơ thể trong thời gian này. Nghiên cứu sử dụng chuột để thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu tiêm chất nhuộm màu vào não chuột, sau đó theo dõi não của chúng. Kết quả, họ thấy bộ não của những con chuột đang ngủ hoạt động rất mạnh.
Ngoài ra, theo trang Mercola một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Rochester cũng phát hiện não bộ bận rộn vào ban đêm chẳng khác gì ban ngày. Làm thêm vào ban đêm là công việc bổ sung cho các hoạt động của não vào ban ngày. Khi thức, các tế bào não làm việc vất vả để xử lý các thông tin từ môi trường xung quanh. Và khi chúng ta ngủ, não vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ để loại bỏ những sản phẩm dư thừa được sinh ra khi thức. Những sản phẩm dư thừa đó chính là các độc tố có thể gây ra các rối loạn não, như bệnh Alzheimer. Hơn nữa, các nhà khoa học còn tìm thấy suốt thời gian ngủ, các tế bào não co nhỏ lại. Sự co nhỏ này chính là điều kiện cho phép loại bỏ chất dư thừa tốt hơn.
tin liên quan
Những nhầm lẫn thường gặp về bệnh AlzheimerCó một số hiểu lầm xung quanh căn bệnh Alzheimer mà chúng ta nên biết.
Chìa khóa cho sức khỏe tối ưu
Từ các nghiên cứu trên, chúng ta có thể nói giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ cho sức khỏe thể chất mà còn cả cho sức khỏe tinh thần. Ngủ đủ giấc chính là một trong những cách hiệu quả chống lại bệnh tật. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn đến trầm cảm, tăng cân, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, ung thư và tăng nguy cơ tai nạn.
Theo trang tin New Scientist, giấc ngủ không phải vô dụng, nó cần thiết cho chức năng não bình thường. Chỉ cần mất ngủ một đêm cũng đủ cản trở cơ chế tái xác lập tự nhiên của bộ não. Thay vì được nghỉ ngơi, các dây thần kinh dường như trở nên kết nối quá mức và gây rối loạn hoạt động điện não, khiến những ký ức mới không thể nào được ghi nhận một cách thích đáng. Chính vì điều đó mà giấc ngủ được biết đến với vai trò xác lập lại các kết nối não bộ, chịu trách nhiệm cho việc thiết lập ký ức và củng cố năng lực học hỏi.
tin liên quan
Chuyện gì xảy ra khi ngủ quá nhiều?Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng, nhưng nếu ngủ quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Thử tưởng tượng, thức dậy sau một đêm mất ngủ, cơ thể bạn sẽ thế nào? Mệt mỏi, tâm trạng cáu kỉnh và đầu óc như lơ lửng trên không là điều không thể tránh khỏi. Do đó, giấc ngủ cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và uống đủ nước là những yếu tố vô cùng quan trọng cho một sức khỏe tốt.
Bình luận (0)