Không mua thì… tăng lãi suất
|
Tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) chi nhánh Quảng Trị, nhân viên cho biết dù không ép nhưng nếu anh V. mua BH khác chỗ ngân hàng giới thiệu thì lãi suất cho vay sẽ tăng lên đáng kể. Tương tự, tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) chi nhánh Quảng Trị, nhân viên tư vấn cho anh V. nói rõ khoản vay của anh sẽ tăng lãi suất từ 0,76% lên 0,78%/tháng nếu như anh mua BH ngoài 4 nơi mà Vietcombank chỉ định. “Họ nói là tùy tôi lựa chọn, nhưng với việc tăng lãi suất nếu mua BH bên ngoài thì khác gì ép tôi”, anh V. bày tỏ.
tin liên quan
Từ đơn thư bạn đọc: Dân phản ứng, quận đình chỉ nhưng... vẫn thi công!1,5 tỉ đồng, nếu mua BH ở B.V (1 trong 4 nơi ngân hàng chỉ định) anh phải bỏ ra hơn 30 triệu đồng, trong khi mua BH ở B.M (không được ngân hàng chỉ định) thì chỉ hơn 22 triệu đồng mà vẫn có điều khoản bồi thường khi xe bị ngập nước, còn B.V thì không. Cũng theo anh V., vì làm nghề kinh doanh xe chạy dịch vụ nên anh biết nhiều người vì cần tiền mua xe và không muốn mất thời gian nên “nhắm mắt đưa chân” mua BH chỉ định, dù biết mình bị thiệt.
Làm theo quy định từ… T.Ư !
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Vũ Khánh, Giám đốc VPBank Quảng Trị, cho hay việc đơn vị chỉ định 4 đơn vị BH cho khách hàng là chính sách của hệ thống và do hội sở lựa chọn, các chi nhánh chỉ tuân thủ, làm theo.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Vietcombank tại Quảng Trị, cũng cho hay chính sách chỉ định trên là do phía hội sở Vietcombank đã có ký kết với các hãng BH. Trong khi đó, cấp dưới của ông Bình là ông Sỹ, Trưởng phòng Khách hàng cá nhân Vietcombank Quảng Trị, cho biết hiện phía ngân hàng vẫn đang du di, linh động cho khách hàng khi lựa chọn BH.
tin liên quan
Từ đơn thư bạn đọc: Dân 'đỏ mắt' chờ xây cầu !Ông Hồ Sỹ Trọng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị, cho hay đối với ô tô ngoài BH dân sự theo pháp luật quy định, người thế chấp luôn chiếc xe vừa mua để vay vốn phải mua BH vật chất để khi xe hư hỏng BH bồi hoàn như ban đầu, bảo đảm khoản vay cho ngân hàng là điều dễ hiểu. Riêng việc các ngân hàng chỉ định các hãng BH có ràng buộc lãi suất thì phía Ngân hàng Nhà nước không quy định, nhiều khả năng đây là quy chế nội bộ của các ngân hàng.
“Người vay cần phải nghiên cứu kỹ trước khi đặt bút ký hợp đồng vay vốn, bởi giờ nói ngân hàng “ép” thì cũng khó vì đây là thỏa thuận chứ không bắt buộc, anh chấp nhận thì vay, không thì thôi”, ông Trọng phân tích. Tuy nhiên, ông Trọng cũng nêu quan điểm rằng phía ngân hàng nên khuyến khích khách hàng, chứ việc chỉ định mua BH thì không hay lắm!
Bình luận (0)