Nhưng cuối cùng như bao người xa xứ khác luôn giữ thói quen cố hữu, chỉ ngày một ngày hai ăn đồ bản xứ, là quay quắt tìm về món Việt cho thỏa nỗi nhớ nhung.
Mà so với hồi mới đến Mỹ, mỗi lần sắp “đi rong chơi trên những múi giờ”, tôi cẩn thận hỏi bạn bè đã từng đến nước đó, những ai sống gần thành phố nọ về nơi bán đĩa cơm sườn hay tô phở nóng ấm lòng. Không thì lên internet, dò tìm rồi ghi cẩn thận vô giấy để tìm tới ăn. Còn giờ ư? Dễ òm. Chỉ cần có sóng internet thì ở hốc hẻm nào tôi cũng lần ra.
Không tin nổi vào mắt mình khi nhìn thấy “Vietnam Restaurant”
tin liên quan
Việt kiều Mỹ ăn Tết từ phố Bolsa: Nhớ nhà điên cuồng mà phải nén lòng...Nghĩ vậy nhưng cũng thử Google, biết đâu sẽ thấy một nhà hàng châu Á bán thức ăn quen, có tí rau xanh cho bớt ngán. Trời ơi, không tin nổi vào mắt mình. Hai chữ “Vietnam Restaurant” hiện lên mồn một. Không phải một, mà có tới hai kèm siêu thị. Một nằm ở trung tâm, cái kia cách đây cũng hơn cây số. Xứ hoang đảo này xe buýt thì hiếm, Uber hay Lyft cũng chẳng có mà xài. Taxi giá trên trời. Suy đi nghĩ lại, tôi bèn nai nịt cẩn thận, quần dày, áo ấm, mở Google Maps lên, lần đường đi bộ.
|
Gió từ ngoài hồ thổi vào mặt làm tôi thở không ra hơi. Đường sá trơn trượt thấy ghê. Tôi thì thầm, đồ ăn phải ngon nha, chứ dở chắc bực phát điên mất. Gió vẫn thổi, mưa không ngừng rơi, giọng hướng dẫn trên Google Maps vẫn đều đều kêu rẽ phải rồi rẽ trái. Sau gần ba mươi phút cuốc bộ giữa trời lạnh thấu xương, tôi cũng tìm được tới nhà hàng ấy.
tin liên quan
Cô bé mang 2 dòng máu Việt - Ý ‘hút hồn’ dân mạng với bộ ảnh đón TếtĐĩa cơm sườn và tô phở được dọn ra. Thiệt tình muốn khóc thét khi thấy hai món thân thương... thua tôi nấu. Thịt sườn trắng nhách, ướp không tới, hôi mùi cháy khét. Tô phở bắc có hai miếng nạm, mấy cục bò viên xắt nhỏ cùng vài cọng giá, ít miếng hành tây và năm cọng ngò trên đĩa. Vậy mà không hiểu sao tôi vẫn có thể ăn sạch sành sanh một cách ngon lành dù đã xịt thêm mấy bận nước mắm và xốt con gà giữa tiếng hát lồng lộng của Mỹ Tâm “Ước gì, anh ở đây giờ này...”.
|
Tết... mà chẳng liên quan gì đến Việt Nam
Bạn sẽ làm gì khi đi du lịch một mình, vào lúc mặt trời lặn, ở thủ đô Bogotá của đất nước Colombia, có tỷ lệ bắt cóc và giết người cao nhất nhì thế giới? Tôi đón Uber tới quán Việt Nam vô tình tìm được trên Yelp, mang một cái tên rất đỗi thân thương, chỉ cần nghe thôi là bao cảm xúc ùa về: Tet (Tết)!
tin liên quan
Đến Paris gặp Sài Gòn: Phở Pasteur, quận 13 và dòng máu ViệtTet nằm trong khu phố sầm uất với nhiều hàng quán khác rộn ràng. Tôi vừa bước xuống xe, chưa kịp đứng vững, một phụ nữ lớn tuổi đã nhào tới nắm tay xí xô xí xào. Trời ơi, tôi sợ nhũn cả người ra, lật đật hất tay, chạy thẳng vô bên trong mà không chờ ai sắp bàn hết. Quán đông ghê, không còn bàn trống, ngoài một chỗ ở quầy bar. Tôi có thể ngồi ở đây được không? Tiếp tân gật đầu và đưa thực đơn gọi món. Tôi mở menu, toàn tiếng Tây Ban Nha, không một chữ Anh hay Việt. Kể từ giờ phút đó mới thấy việc không chịu học tiếng Tây Ban Nha là một sai lầm kinh khủng.
|
Không sao, tôi vừa nhìn vừa đoán chữ, cái nào không biết thì có Google Translate trợ giúp. Tôi chỉ vào phần phở bò kèm ly sinh tố. Nhìn quanh, trong phút chốc, thấy mình lạc loài ghê gớm bởi không một người châu Á nào, trừ tôi. Và nhận ra, tất tần tật mọi thứ ở đây chẳng liên quan gì đến Việt Nam, ngoài cái tên nhà hàng, chậu hoa cúc vàng và những chiếc nón lá treo tường.
Khoảng hai mươi phút sau, phần phở bò được bưng ra. Lần này khá hơn ở Iceland vì đĩa rau ngoài giá, còn có thêm ít é quế, hành, ngò và một miếng chanh. Bánh phở kiểu bắc, nước lèo tàm tạm, đặc biệt có cái trứng gà luộc hồng đào cắt làm đôi, như mấy tô mì ramen của Nhật.
Tính tiền xong, tôi gọi Uber chạy thẳng về khách sạn mà không dám tản bộ vãn cảnh cho tiêu. Thiệt là đáng nhớ!
Bình luận (0)