Đội U.22 Việt Nam về TP.HCM chiều 17.5, HLV Troussier di chuyển tiếp ra Hà Nội

16/05/2023 20:04 GMT+7

Chiến thắng 3-1 trước U.22 Myanmar giúp U.22 Việt Nam có thể khép lại SEA Games 32 với niềm an ủi. Ngày 16.5, đội sẽ về nước kết thúc 1 kỳ đại hội với nhiều cảm xúc khác nhau.

Dù thầy trò HLV Philippe Troussier không thể chơi trận chung kết bởi thất bại trước U.22 Indonesia tại bán kết hôm 13.5, nhưng tấm HCĐ SEA Games 32 giành được là phần thưởng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của các cầu thủ. U.22 Việt Nam trải qua cuộc hành trình giàu xúc cảm, với điểm xuất phát là hoài nghi, bắt đầu bước lên nấc thang hy vọng qua từng trận đấu, rơi xuống đáy sâu buồn bã với thất bại bẽ bàng trước U.22 Indonesia, rồi lại vực dậy và thắng U.22 Myanmar ở trận tranh HCĐ bằng màn trình diễn khởi sắc.

Giành HCĐ SEA Games 32, U.22 Việt Nam lấy lại tinh thần hướng đến giải châu Á

Đội U.22 Việt Nam về TP.HCM chiều 17.5, HLV Troussier di chuyển tiếp ra Hà Nội - Ảnh 1.

U.22 Việt Nam: Khi con tim đã vui trở lại - Ảnh 1.

U.22 Việt Nam: Khi con tim đã vui trở lại - Ảnh 2.

U.22 Việt Nam: Khi con tim đã vui trở lại - Ảnh 3.

U.22 Việt Nam vượt qua áp lực

HÀ PHƯƠNG

Ngồi trên chiếc “bập bênh” cảm xúc với những biến động mãnh liệt, đó đôi khi lại là may mắn với cầu thủ trẻ. Đó là ngọn lửa để hun đúc bản lĩnh thi đấu, giúp nhiều cầu thủ non nớt, mới lần đầu bước ra sân chơi quốc tế có thể lì lợm và cứng cỏi hơn trong tương lai.

Chẳng viên ngọc nào có thể sáng loáng mà không trải qua quá trình va đập, mài giũa khắc nghiệt. Ở SEA Games 32, U.22 Việt Nam đã có những bước va đập đau đớn như thế, và thầy trò ông Troussier đã đối phó bằng sự kiên định.

Ở trận đấu với U.22 Myanmar, ông thầy 68 tuổi đã thay 5 vị trí, rồi tiếp tục luân chuyển, xáo trộn con người trong 90 phút. Tuy nhiên, lối chơi của U.22 Việt Nam không thay đổi. Triết lý kiểm soát trận đấu và triển khai tấn công bằng bóng ngắn, liên tục di chuyển để tạo các mảng miếng phối hợp tấn công,... là cách đá được các học trò ông Troussier triển khai nhuần nhuyễn để công phá đối thủ.

U.22 Việt Nam chỉ cần 4 đường chuyền để đưa bóng từ chân thủ môn Đoàn Huy Hoàng ở phần sân nhà đến với hậu vệ Hồ Văn Cường ở phần sân khách trước khi lưới U.22 Myanmar rung lên. Hay những pha phối hợp ghi bàn thứ hai và thứ ba đều có chung phong cách: nhanh, mạnh và chính xác.

U.22 Việt Nam: Khi con tim đã vui trở lại - Ảnh 4.

U.22 Việt Nam cần thêm thời gian tiến bộ

HÀ PHƯƠNG

Đội U.22 Việt Nam nhận HCĐ

NGỌC DƯƠNG

Ở SEA Games 32, điều đáng khen ở U.22 Việt Nam nằm ở chỗ dù đội bóng có thắng hay thua, chơi tốt hay dở, các cầu thủ chưa từng từ bỏ lối đá này. Nỗ lực hoàn thiện lối chơi qua từng trận đấu, theo HLV Troussier, là bệ phóng để U.22 Việt Nam tiến bộ. Ông thầy người Pháp đặt mục tiêu lọt vào top 10 châu Á cho bóng đá Việt Nam, và khẳng định lối chơi này là con đường phù hợp nhất.

Không phải lúc nào, sự kiên định cũng mang lại quả ngọt, mà cú ngã ở bán kết là minh chứng. Trước mắt U.22 Việt Nam và cá nhân ông Troussier là hành trình rất dài và khó khăn, mà đôi khi cú ngã sau còn đau đớn hơn cú ngã trước. Tuy nhiên, tấm HCĐ ở SEA Games sẽ là một cú hích để U.22 Việt Nam khởi động một chu kỳ mới. Các học trò ông Troussier đã có đủ bài học để ngẫm nghĩ. U.22 Việt Nam phải đứng lên từ sai lầm và xem đó như một phần tất yếu để tiến bộ hơn. Bởi lẽ, con diều phải đi ngược chiều gió mới có thể vút cao.

Theo kế hoạch, ngày 17.5, đội U.22 Việt Nam bao gồm 39 thành viên về nước theo hành trình: Phnom Penh - TP.HCM, chuyến bay VN0921, thời gian hạ cánh 15 giờ 20 (tại ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất). Nhóm ở phía bắc (có HLV Troussier) sẽ chuyển sang ga nội địa, di chuyển ra Hà Nội, chuyến bay VN218, thời gian hạ cánh 20 giờ 15 (tại ga nội địa sân bay Nội Bài) và di chuyển về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.