Đông Nam Á đối mặt với số ca Covid-19 tăng mạnh

01/06/2021 07:31 GMT+7

Sau thời gian kiểm soát dịch hiệu quả, Đông Nam Á đang đối mặt với số ca Covid-19 tăng mạnh do xuất hiện các biến chủng, buộc các nước thực hiện lệnh phong tỏa, đóng cửa nhà máy.

Số ca Covid-19 mới trong ngày ở Malaysia đã tăng vượt Ấn Độ tính theo bình quân trên đầu người, trong khi tổng số ca ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Đông Timor đều tăng hơn gấp đôi trong tháng 4, theo Reuters.

Lệnh phong tỏa quay lại

Trang tin Asia News Network hôm qua đưa tin số ca dương tính trung bình trên toàn dân số ở Malaysia trong tuần qua là 6,89%, cao hơn ngưỡng tỷ lệ 5% trên toàn cầu theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bộ Y tế nước này cho hay thậm chí một số bang của Malaysia phát hiện tỷ lệ vượt 10%, trong đó bang Kelantan cao nhất (11,84%), kế đến là Negeri Sembilan (10,03%).

Malaysia phong tỏa vì Covid-19: người dân hoảng hốt mua sắm, chính phủ tung 9,7 tỉ USD hỗ trợ

Cần thêm áp lực làm rõ nguồn gốc Covid-19

Các chuyên gia và giới chức Mỹ hôm qua (giờ VN) kêu gọi Trung Quốc hãy minh bạch hơn và trả lời câu hỏi then chốt liên quan khởi nguồn của dịch Covid-19: Phải chăng đại dịch bắt đầu từ sự rò rỉ ở phòng thí nghiệm?
“Sẽ còn có Covid-26 và Covid-32 trừ phi chúng ta hiểu rõ dịch Covid-19 bắt nguồn từ đâu”, trưởng khoa Peter J.Hotez của Trường Y nhiệt đới quốc gia thuộc Đại học Y Baylor (TP.Houston, bang Texas) kêu gọi trong cuộc phỏng vấn của Đài NBC. Tiến sĩ Hotez cho rằng thế giới cần phải triển khai cuộc tìm kiếm mới với quy mô sâu rộng, chủ yếu tập trung ở Trung Quốc. Theo ông, Mỹ cần phải gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh, bao gồm biện pháp cấm vận, để bảo đảm đội ngũ khoa học gia thực hiện cuộc điều tra mới có thể tiếp cận đầy đủ những bằng chứng cần thiết.
Còn theo nghị sĩ Michael McCaul, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, các nguồn tin tình báo cho đến nay dường như đã phơi bày các manh mối liên quan đến một vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Giữa bối cảnh như vậy, chính phủ Malaysia ban hành lệnh phong tỏa kéo dài 2 tuần, bắt đầu từ ngày 1.6. Trong thời gian này, đa số nhà máy và trung tâm mua sắm đều bị đóng cửa. Người dân bị giới hạn đi lại trong vòng bán kính 10 km tính từ nhà, mỗi gia đình chỉ có 2 người được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm và dịch vụ cần thiết. Chỉ có 17 ngành nghề then chốt của nền kinh tế được phép hoạt động trong thời gian này.
Bên cạnh đó, Thái Lan ghi nhận số ca tử vong tăng gấp 10 lần trong vòng 2 tháng. Theo báo Bangkok Post, giới chức y tế hôm qua xác nhận 5.485 ca Covid-19 mới trong vòng 24 giờ, mức cao kỷ lục kể từ khi dịch bệnh bắt đầu lây lan từ Trung Quốc. Tập đoàn kinh doanh nông sản lớn nhất nước Charoen Pokphand Foods Pcl cũng đóng cửa một xưởng gà trong vòng 5 ngày sau khi phát hiện công nhân mắc bệnh. Thêm hàng ngàn ca dương tính được phát hiện ở các nhà máy, công trường xây dựng và nhà tù của quốc gia Đông Nam Á.
Tại Campuchia, đợt bùng phát dịch bệnh trong nhà tù tỉnh Kandal đã tăng lên 369 người, cả tù nhân và quản giáo, sau khi phát hiện ổ dịch hôm 25.3. Số ca dương tính mới ở Campuchia vẫn tiếp tục tăng gần 700 ca/ngày, và đến nay nước này đã có hơn 30.000 trường hợp mắc Covid-19.

Sở thú vắng vẻ vì Covid-19, động vật được xem hòa nhạc trực tiếp để đỡ cô quạnh

Bao nhiêu biến chủng ?

Kể từ khi SARS-CoV-2 được phát hiện ở TP.Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) cuối năm 2019, dòng vi rút này nhanh chóng lan khắp thế giới và cho đến nay lần lượt xuất hiện các biến chủng của nó, với năng lực lây lan mạnh hơn chủng ban đầu. WHO hiện công nhận ít nhất 4 biến chủng, lần lượt là B.1.1.7 (lần đầu tiên phát hiện ở Anh nên gọi là biến chủng Anh), B.1.351 (biến chủng Nam Phi), P1 (biến chủng Brazil) và B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). Trong đó, giới chức y tế Anh hồi đầu tháng 5 đã gọi B.1.617.2 là biến chủng gây quan ngại vì tốc độ lây lan nhanh chóng trong thời gian gần đây ở nước này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia WHO cũng đang tìm hiểu khả năng biến chủng Ấn Độ có thể tiếp tục gây ra đột biến mới. Trước những quan ngại về tác dụng bảo vệ của các dòng Vắc xin Covid-19 hiện có đối với những biến chủng mới, kết quả nghiên cứu do Qatar thực hiện cho thấy vắc xin của liên danh Pfizer/BioNTech có hiệu quả bảo vệ 90% đối với biến chủng B.1.1.7 và 75% đối với biến chủng B.1.351. Còn năng lực của vắc xin AstraZeneca là 75% đối với chủng B.1.1.7, theo báo cáo trên chuyên san The New England Journal of Medicine.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các thành viên G7 hãy thúc đẩy thỏa thuận liên quan đến cái gọi là “hộ chiếu vắc xin” trong hội nghị thượng đỉnh của khối được tổ chức ở Cornwall (Anh) từ ngày 11 - 13.6.

Cuộc điều tra khả năng Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán đột nhiên tăng nhiệt

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.