Trải nghiệm thú vị
Sau gần 2 giờ di chuyển bằng tàu cao tốc tại bến tàu Rạch Giá (Kiên Giang), chúng tôi đến quần đảo Nam Du thuộc xã An Sơn, H.Kiên Hải (Kiên Giang). Đã hẹn trước, chúng tôi đến nhà ông Trần Văn Hoàng (42 tuổi) - “thổ địa” xã An Sơn để nghỉ ngơi và nhờ ông làm hướng dẫn viên cho những ngày trên đảo.
Giống chúng tôi, bà Phạm Thị Hương (45 tuổi, ngụ Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng cùng bạn bè có chuyến du lịch 3 ngày tại quần đảo Nam Du. Qua mạng xã hội Facebook, bà Hương và bạn bè đến nghỉ tại nhà ông Hoàng để ông hướng dẫn cho nhóm 7 người của bà trải nghiệm những ngày ở xã đảo.
Sau 3 ngày tham quan, nghỉ dưỡng ở xã đảo, bà Hương nhận xét: “Ở xã An Sơn, cảnh đẹp, hoang sơ. Hải sản vừa tươi, vừa rẻ và sự mến khách của người dân địa phương là điểm tôi rất thích khi đến đảo”.
|
tin liên quan
Biển Đà Nẵng náo nhiệt với gần 100 cô gái trình diễn Flashmob Bikini Tối đến, bên ánh lửa trên bờ biển, nhóm của bà Hương được những “thổ địa” của xã đảo kể câu chuyện về đất đảo như: địa danh Mũi Giếng Tiên, huyền thoại cá Ông…
Gia đình ông Trần Trung Vĩnh và ông Lê Trung Hưng (cùng ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) chọn xã Sơn Hải, H Kiên Lương, Kiên Giang làm điểm nghỉ dưỡng cho 2 gia đình gồm 8 người. Cả 8 người nghỉ tại nhà bà Tăng Thị Tuyết Em (47 tuổi, người dân địa phương).
|
“Chúng tôi được nghe chủ nhà kể về tên gọi, vùng đất, những câu chuyện thú vị về biển, đảo. Các con của tôi được tìm hiểu cách đánh bắt, chế biến hải sản của người dân địa phương để hiểu hơn về cuộc sống lao động”, ông Vĩnh cho biết.
Những “hướng dẫn viên bất đắc dĩ”
Đối với các xã đảo nhỏ, việc đầu tư phát triển du lịch của các doanh nghiệp chưa nhiều nên người dân tham gia làm du lịch, góp phần đa dạng hình thức du lịch tại địa phương. Gia đình ông Lê Nguyễn Hoàng Trung (46 tuổi, ngụ xã An Sơn) có 3 thế hệ làm du lịch tại gia. Hầu hết người trong gia đình ông am hiểu và giới thiệu cho khách du lịch về văn hóa, cảnh đẹp… trên xã đảo.
|
Dẫn chúng tôi đến và tìm hiểu câu chuyện về cá Ông tại dinh Nam Hải Ngư thần, em Lê Thanh Tường Vi (con anh Trung), cho biết: “Tục thờ cá Ông là tín ngưỡng dân gian các để cầu bình an cho ngư dân ra khơi đánh cá và mong trúng nhiều cá, tôm. Tại dinh Nam Hải Ngư thần, có trưng bày xác cá Ông dài gần 14 m, chu vi thân 6,8 m. Năm 2017, xác cá Ông được người dân phát hiện trôi dạt trên vùng biển Nam Du và báo chính quyền địa phương, sau đó đem trưng bày nơi đây”.
Tường Vi mới 18 tuổi. Hơn 3 năm nay, Tường Vi làm “hướng dẫn viên” cho khách du lịch khi khách đến trọ tại gia đình.
|
Trước đây, ông Trần Văn Hoàng là thợ chụp ảnh, nhưng 4 năm gần đây, ông tham gia làm du lịch. “Làm du lịch, tôi giới thiệu những nét đẹp về quê hương đến du khách. Tôi còn làm thêm các dịch vụ để phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại xã đảo”, anh Hoàng cho biết.
tin liên quan
Tam Kỳ mời gọiAnh Nguyễn Viên Điền (34 tuổi, ngụ ấp Hòn Heo, xã Sơn Hải) trước đây là ngư phủ. Năm 2017, khi xã có điện lưới quốc gia, gia đình anh quyết định làm du lịch. “Gia đình tôi phục vụ nước uống, chế biến thức ăn hoặc than để du khách tự nướng hải sản bắt được từ biển. Khách du lịch muốn tìm hiểu về lịch sử xã đảo hoặc những địa danh trên đảo, cha tôi sẽ giới thiệu đến du khách”, anh Điền nói.
Ba anh Điền là ông Nguyễn Văn Chiến (70 tuổi) là người dân sống lâu đời trên đảo. Hàng ngày, gia đình anh Điền đón từ 2 - 3 đoàn khách, mang lại thu nhập 300.000 - 400.000 đồng.
|
Du khách đến đây vừa du lịch, nghỉ dưỡng, vừa được trải nghiệm cuộc sống của cư dân bản địa. Ngoài cảnh đẹp, sự thật thà, chất phát của những hướng dẫn viên nghiệp dư đã “níu” chân du khách.
Bình luận (0)