Theo các cao niên trong làng, do vị trí của
làng Thanh Hà không thuận lợi, nên đã di dời đến vùng đất gần
sông Thu Bồn để dễ dàng cho việc vận chuyển đất sét – nguyên liệu chính để làm gốm cũng như giúp các ghe thuyền "ăn hàng". Và vùng đất đó được đặt tên là Nam Diêu.
Hiện đình làng và các miếu thờ
tổ nghề vẫn còn ở làng Nam Diêu.
Gốm Thanh Hà từng được tiêu thụ khắp xứ Đàng Trong. Hiện tại vẫn còn khá đông hộ dân trong làng theo đuổi nghề gốm để mưu sinh. Đặc biệt, khi thành phố
Hội An quyết định đầu tư để hình thành điểm
du lịch sinh thái – trải nghiệm làng nghề, từ đó
đời sống của người dân trong làng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn.
Nhiều con đường làng được tô điểm lộng lẫy từ chính sản phẩm làng nghề
|
Nhọc nhằn nghề gốm, nhưng người làng lúc nào cũng vui vẻ
|
Bếp lò truyền thống luôn đỏ lửa
|
Hầu hết các con đường trong làng đều nhỏ hẹp, nhưng tuyệt đẹp được tô điểm từ chính những sản phẩm do người dân làng nghề làm ra.
Sản phẩm được kết dây treo lủng lẳng trước cửa nhà, trang trí trên các bức tường, hàng rào, cổng ngõ. Ngay cạnh bờ sông Thu Bồn cũng có
tượng 12 con giáp làm bằng đất nung hướng ra sông.
Người dân ở đây vẫn còn lưu giữ nét quê thuần hậu trong đời sống đô thị nông nghiệp Hội An. Họ vui vẻ, niềm nở đón tiếp bất kể du khách đến từ đâu. Việc bán mua cũng nhẹ nhàng thoải mái chứ không hét giá cao như nhiều nơi.
Nếu muốn trải nghiệm với nghề “chân lấm tay bùn” vất vả như nghề gốm, bà con cũng sẵn sàng chỉ vẽ tận tình và du khách được tặng thành quả là những sản phẩm làm từ đất sét mà mình đã bỏ công thể hiện bên bàn xoay truyền thống.
Du khách trải nghiệm làm gốm tại làng nghề truyền thống
|
Lang thang ở
làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, hay làng gốm Thanh Hà với những sản phẩm mộc mạc chân quê, du khách đến Hội An ra về luyến lưu một vùng đất, nơi có những người con
xứ Quảng luôn niềm nở, chân tình…
Bình luận (0)