(TNTS) Đường cát chứa sucrose hay si rô bắp giàu fructose - loại nào tệ hơn? Những tranh cãi xoay quanh đề tài này lại nóng lên nhưng chưa có hồi kết, dễ khiến người bình thường “bị đánh lạc hướng” vì nghĩ rằng phải cân nhắc để lựa chọn. Nhưng hãy bình tĩnh xem lại câu hỏi trên: loại nào “tệ” hơn, chứ không phải “tốt” hơn để thấy rõ hiểm họa của việc dùng đường vô tội vạ.
![]() |
6 lý do phải từ bỏ đường
1. Kẻ gây kích động ngọt ngào. Không phải cứ yên tâm uống cà phê không đường rồi ăn bánh sinh nhật ngon lành với suy nghĩ cả năm mới có 1 lần vì đường len lỏi vào hầu hết mọi món ăn.
2. Bạn đang sử dụng quá liều. Đường thêm vào món ăn rất “tinh tế” và âm thầm đến nỗi không chỉ ngoài hàng quán mà một khảo sát ở Mỹ cho thấy đa phần chuyện “thêm” ấy diễn ra ngay tại nhà (67%).
3. Kẻ đánh lừa não bộ của bạn (như đã nói ở trên bài).
4. Đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
5. Làm gan béo lên. Khi nạp quá nhiều đường, cơ quan này không còn cách nào khác là biến lượng dư thừa thành chất béo trong gan.
6. Kẻ tiêu hủy động mạch. Theo thời gian, thói quen dùng đường khi nấu nướng sẽ gây khó chịu cho màng trong của động mạch, khiến chúng bớt nhạy cảm và thế là ảnh hưởng đến việc chuyển ô xy đến các cơ quan trong cơ thể.
|
Những “kẻ hủy diệt” nhân danh chất tạo ngọt tự nhiên
1. Mật thùa (agave nectar): thường có trong ngũ cốc, kem, thực phẩm organic. Có vị ngọt hơn đường tinh luyện.
2. Mật lúa mạch (barley malt): các loại bia lúa mạch, ngũ cốc, kẹo. Chỉ số Glycaemic Index (phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường) khá cao.
3. Mật mía (blackstrap molasses): các loại đậu hộp, bánh quy gừng (gingerbread)
4. Xi rô hạt carob (carob syrup): bánh ngọt, bánh cookie, được dùng thay chocolate
5. Đường chà là (date sugar): bánh hoặc các thực phẩm nướng.
6. Nước ép trái cây cô đặc (fruit juice concentrates): các loại nước trái cây và yogurt hương vị trái cây.
7. Xi rô cây thích (maple syrup): bánh kẹp, bánh quế, các món ăn sáng làm sẵn.
8. Xi rô cám gạo, xi rô gạo (rice bran syrup): thực phẩm thay thế cho người bị đường huyết cao.
9. Lúa miến và xi rô lúa miến (sorghum): ngũ cốc, bánh nướng xốp muffin, bia, nước uống có cồn.
10. Mật ong: các loại bánh nướng, trà.
|
Bình luận