• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Đúng sai về cholesterol?

29/02/2016 02:59 GMT+7

Cholesterol được biết đến với nỗi lo bệnh mỡ trong máu cao và bệnh lý về tim mạch, là mối nguy hại cho sức khỏe, cần được loại bỏ. Tuy nhiên những gì bạn biết về cholesterol có thể chưa thực sự đúng.

Bài: Trần Lệ Thủy 

 

Danh sách đen

Cholesterol là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, có thể dẫn tới tử vong nên không ít người đã đặt cholesterol vào “danh sách đen” và tránh hoàn toàn việc nạp cholesterol từ thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, thực tế bởi cholesterol không chỉ liên quan đến những gì ăn vào, hơn thế nữa con người cũng không thể sống nếu thiếu cholesterol. BS Nguyễn Ánh Vân – Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về chất này.

 

AskOz-BloodTest-MEDIA-720

 

Cholesterol là gì? 

Cholesterol (hay mỡ trong máu) là chất béo dính giống như sáp được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Cơ thể chúng ta cần cholesterol để: duy trì thành của tế bào được khỏe mạnh. Tạo kích thích tố để giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể. Tạo vitamin D cần thiết cho cơ thể qua ánh sáng mặt trời. Tạo mật xanh (bile axit) để yểm trợ việc tiêu hóa chất béo. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể chúng ta tạo ra nhiều cholesterol hơn nhu cầu chúng ta cần. Thêm vào đó, những thức ăn hằng ngày của chúng ta như thịt, xúc xích, paté, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến, bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa,... đều có chứa cholesterol. Mức độ cholesterol cao trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tổn thương các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim (bệnh nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch vành tim) và não (tai biến mạch máu não).

 

shutterstock 124259665

 

Người ốm (gầy) không thể dư cholesterol?

Sai! Chúng ta thường quan niệm những người bụ thừa cân, béo phì có thói quen ăn uống nhiều chất béo, thức ăn nhanh, ít vận động… dễ đối mặt với lượng cholesterol trong máu cao, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng cao hơn so với người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người gầy hay có cân nặng lý tưởng lại không bị mỡ máu cao. Vì cholesterol phần lớn được sản xuất từ gan nên khi quá trình này bị rối loạn, sản xuất quá nhiều LDL cholesterol sẽ gây nguy hiểm cho tim mạch, gây rối loạn lipid máu. (LDL là một loại lipoprotein mang cholesterol trong máu. LDL được coi là không có ích bởi vì nó làm cholesterol dư thừa xâm nhập vào màng của thành mạch máu, góp phần làm xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) và bệnh tim. Do đó LDL-Cholesterol (LDL-C) thường được gọi là Cholesterol "xấu"). Tình trạng rối loạn này có thể xảy ra cả với những người có cân nặng bình thường, người gầy. Ngoài ra, những người gầy có chỉ số BMI dưới 18,5 cũng dễ bị tăng huyết áp dẫn đến tối loạn lipid máu, lượng cholesterol trong máu cao. Do đó, quan niệm chỉ những người mập mới sợ bị thừa cholesterol là hoàn toàn sai lầm. 

 

Xét nghiệm máu định kì là điều kiện tầm soát cholesterol?

Đúng! Khi lượng cholesterol trong máu hay bị rối loạn lippid máu, thường không có triệu chứng điển hình mà dựa và các yếu tố nguy cơ như nam trên 45 tuổi và nữ trên 55 tuổi, gia đình có người bị đột quỵ não hoặc có người bị nhồi máu cơ tim, người có thói quen uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động… do đó, để biết chắc chắn lượng cholesterol trong máu có ổn định không, bạn nên thực hiện xét nghiệm máu định kỳ 3 - 5 năm/ lần. 

 

shutterstock 72053905

 

Tôi dưới 40 tuổi không cần quan tâm tới cholesterol?

Sai! Dù tuổi tác là yếu tố làm tăng nguy cơ cholesterol trong máu cao nhưng không chỉ những người có tuổi mới cần thường xuyên xét nghiệm máu để kiểm tra cholesterol. Ngay cả những người trẻ, thậm chí trẻ em cũng có thể bị bệnh mỡ máu cao. Đặc biệt những trẻ bị thừa cân béo phì, tiền sử gia đình có người mắc các bệnh về tim mạch, tai biến mạch máu não nên được kiểm tra nồng độ cholesterol ngay từ nhỏ và thực hiện đều đặn 1- 2 năm/ lần để phát hiện sớm những thay đổi bất thường của cholesterol trong máu. 

 

Tôi ăn chay trường nên không thể thừa cholesterol?

Sai! Không ít người lầm tưởng rằng cholesterol có trong máu được nạp hoàn toàn từ thực phẩm. Họ tin rằng nếu hạn chế tránh ăn các thực phẩm giàu cholesterol thì sẽ không bị mỡ máu cao. Thực tế đến 80% lượng cholesterol trong máu được sản xuất từ gan. Còn 20% mới được nạp từ thực phẩm. Đặc biệt khi ăn những thực phẩm giàu cholesterol, gan cũng sẽ tự động giảm sản xuất cholesterol. Tùy cơ chế hóa học, cấu tạo gen và tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể mỗi người mà gan sẽ sản xuất lượng cholesterol khác nhau. Điều này lý giải vì sao nhiều người áp dụng chế độ chay trường những vẫn bị mỡ trong máu cao.

 

Sử dụng chất béo, dầu mỡ dễ bị thừa cholesterol

Sai! Chất béo giúp tạo ra năng lượng, tạo nên hóc môn sinh dục và một số nội tiết tố quan trọng khác. Ngoài ra chất béo còn cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Do đó, từ bỏ chất béo sẽ giúp giảm nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, từ đó giảm khả năng mắc bệnh cholesterol trong máu cao là sai lầm. Không phải cứ chất béo, cholesterol là xấu. Điều quan trọng là cần bổ sung chất béo hợp lý và đầy đủ để tốt cho sức khỏe. 

 

Coconut-Oil-Web

 

Dầu dừa tốt cho tim mạch? 

Các chất béo tốt cho tim mạch từ các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, điều…, dầu thực vật như dầu oliu, dầu canola, dầu bắp, dầu đậu phộng, quả bơ, cá có nhiều omega3, đậu nành. Tuy nhiên cùng chiết xuất từ thực vật nhưng dầu dừa lại là chất béo xấu cho tim mạch.

 

Hạn chế sử dụng thực phẩm từ thịt đỏ, hay giăm bông?

Đúng! Thịt đỏ, giăm bông, thịt heo muối, sữa nguyên chất, bơ… được cảnh báo hạn chế vì chúng là chất béo xấu cho tim mạch. Ngoài ra chất béo transfat (chất béo chuyển hóa) có nhiều trong bánh qui, kẹo, khoai tây chiên… cũng sẽ làm tăng nguy cơ LDL. 

 

Breast-Cancer-Risk-Associated-With-Red-Meat-Consumption

 

Cholesterol trong máu cao có thể chữa khỏi?

Sai! Cholesterol trong máu cao chỉ có thể phòng và điều trị để hạn chế chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mỡ trong máu cao thường không có triệu chứng cảnh báo nên việc kiểm tra định kỳ xét nghiệm máu để kiểm tra mức HDL, LDL trong máu sẽ giúp phát hiện và can thiệp sớm. Tùy từng mức độ tăng của cholesterol kết hợp với các yếu tố khác, bệnh lý đi kèm, tình trạng sức khỏe… bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị.

 

Top
Top