Đừng viện cớ dân trí thấp!

06/06/2015 10:28 GMT+7

Dư luận lại “dậy sóng” vì những phát biểu của các đại biểu Quốc hội về dân trí thấp. Ở đây tôi thấy cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi: Dân trí Việt Nam có thực sự thấp? Dân trí thấp có phải là lý do chính đáng để trì hoãn áp dụng các chính sách tiến bộ?

Dư luận lại “dậy sóng” vì những phát biểu của các đại biểu Quốc hội về dân trí thấp. Ở đây tôi thấy cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi: Dân trí Việt Nam có thực sự thấp? Dân trí thấp có phải là lý do chính đáng để trì hoãn áp dụng các chính sách tiến bộ?

Đất nước phát triển, dân trí ngày càng cao, nhất là lớp thanh niên hiện nay - Ảnh: TNMĐất nước phát triển, dân trí ngày càng cao, nhất là lớp thanh niên hiện nay - Ảnh: TNM
 Tại cuộc họp đang diễn ra, một đại biểu Quốc hội bảo rằng: dự thảo luật Trưng cầu ý dân quy định chung chung có thể khiến "những người to mồm thành thiểu số", và "Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện". Trước đó, trong phiên thảo luận về quyền im lặng trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, nhiều đại biểu cũng viện dẫn dân trí thấp để không đồng tình với việc đưa quyền này vào dự thảo, dù đây là một quy định tiến bộ, được nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu.
Còn nhớ những năm trước, khi đề cập đến Luật Biểu tình, một vài đại biểu Quốc hội cũng nói “dân trí thấp” nên cần cẩn trọng khi xây dựng luật này, trong khi các bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến nay đều ghi nhận biểu tình như một quyền hợp hiến của người dân.
Nhắc lại để thấy rằng, đối với các chí sĩ, tầng lớp tinh hoa thời kỳ đó, khi nhận ra tình trạng dân trí thấp, họ đã bắt tay vào hành động để nâng cao dân trí, chứ không nại cớ “dân trí thấp” để không truyền bá và áp dụng những thành tựu văn minh, tiến bộ của thế giới. Dường như “dân trí thấp” là động lực để các chí sĩ dốc hết tâm huyết cho sự nghiệp khai hóa, dù có bị cản trở, tù đày.
Trước cách mạng tháng 8.1945, 95% dân số nước ta mù chữ. Các cán bộ Việt Minh, các đảng viên đi vận động nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Và chính những người dân mù chữ ấy đã cùng với Việt Minh và cả dân tộc làm nên một cuộc cách mạng độc lập lớn lao cho đất nước.
Hơn 100 năm trước, khi chí sĩ Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động Phong trào Duy Tân, ông đã lấy “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” làm khẩu hiệu cho phong trào. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân - tinh thần tự do, xây dựng cá nhân độc lập - tự chủ - có trách nhiệm với bản thân và xã hội, thay đổi tận gốc văn hóa - tâm lý - tính cách - tư duy - tập quán của người Việt, phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây như pháp quyền - dân quyền - nhân quyền - dân chủ - tự do - bình đẳng - bác ái, cải cách trên mọi lãnh vực. Phong trào thực hiện mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam thông qua cải cách giáo dục (bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học quốc ngữ), mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay… Thời điểm này, Phan Châu Trinh viết “Tỉnh quốc hồn ca” để kêu gọi mọi người canh tân đời sống.
Nhắc lại để thấy rằng, đối với các chí sĩ, tầng lớp tinh hoa thời kỳ đó, khi nhận ra tình trạng dân trí thấp, họ đã bắt tay vào hành động để nâng cao dân trí, chứ không nại cớ “dân trí thấp” để không truyền bá và áp dụng những thành tựu văn minh, tiến bộ của thế giới. Dường như “dân trí thấp” là động lực để các chí sĩ dốc hết tâm huyết cho sự nghiệp khai hóa, dù có bị cản trở, tù đày.
Trước cách mạng tháng 8.1945, 95% dân số nước ta mù chữ. Các cán bộ Việt Minh, các đảng viên đi vận động nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Và chính những người dân mù chữ ấy đã cùng với Việt Minh và cả dân tộc làm nên một cuộc cách mạng độc lập lớn lao cho đất nước.
Hồ Chủ tịch khi đó giải thích tình trạng dân trí thấp của nước ta là do hậu quả của chính sách ngu dân thời kỳ thực dân – phong kiến. Bản Tuyên ngôn độc lập cũng đề cập rằng, thực dân Pháp “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học” cốt để bào mòn trí tuệ của nhân dân và dùng sự dốt nát để nô dịch dân ta. Khi giành được chính quyền, Việt Minh đã không chê “dân trí thấp” mà coi “nâng cao dân trí” là nhiệm vụ của mình. Chính quyền mới đã phát động phong trào “diệt giặc dốt”, cùng với phong trào “diệt giặc đói”. Các lớp “bình dân học vụ” được mở ra miễn phí, cán bộ Việt Minh, các nhà nho, nhà giáo dạy chữ cho dân, vì phải diệt “giặc dốt” thì đời sống mới mau khá lên, và đất nước mới mau cường thịnh.
Nhắc lại những điều nói trên để thấy rằng: dân trí hiện nay, cứ cho là còn thấp, thì cũng không phải là nguyên cớ để hạn chế việc thi hành và áp dụng những luật thiết yếu cho đời sống, cũng như không thể là nguyên cớ để không coi người dân là chủ thể đích thực của đất nước, của quyền lực tối thượng quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Nếu cho rằng dân trí còn thấp, thì các vị đại biểu Quốc hội và “đầy tớ của nhân dân” nói chung phải coi “nâng cao dân trí” phải là nhiệm vụ hàng đầu, để bất cứ vấn đề gì liên quan đến dân sinh thì các “đầy tớ” có một “ông chủ” nghiêm minh, sáng suốt mà hỏi ý kiến.
Còn nếu nhìn vào thực tế, những thành tựu kinh tế, xã hội do dân tạo nên sẽ là những câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: dân trí Việt Nam có thực sự thấp hay không? Chỉ tính riêng việc các đại biểu Quốc hội có hội trường mát lạnh để thảo luận những vấn đề quốc kế dân sinh cũng đã là một minh chứng về dân trí.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.