(TNO) Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang nói: "Đường truyền tải 500 kV... dễ tổn thương" trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra trưa nay 26.5 tại Hà Nội.
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam: Ai sẽ phải bồi thường thiệt hại?
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam là "nghiêm trọng
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam
>> Điêu đứng vì mất điện toàn miền Nam
>> Nguyên nhân mất điện toàn miền Nam là do... xe cẩu
>> Cận cảnh hiện trường sự cố gây mất điện toàn miền Nam
>> Phnom Penh ảnh hưởng sự cố mất điện ở Việt Nam
Mất điện còn do kỹ thuật
Liên quan đến sự cố mất điện tại 22 tỉnh miền Nam hôm 22.5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng: Đây là sự cố lớn và chưa từng có từ trước đến nay, dù chưa tính toán đầy đủ nhưng sự cố đã gây hậu quả rất lớn không chỉ về kinh tế mà cả xã hội.
Chính phủ đã chỉ đạo tức thời, yêu cầu Bộ Công thương có báo cáo, xem xét nghiêm túc mọi mặt nguyên nhân, từ đó dẫn đến xác định trách nhiệm theo đúng quy định.
“Trong trường hợp này, quy định về hành lang lưới điện cao áp đã có, vậy trách nhiệm của các ngành, cấp liên quan đến việc thường xuyên kiểm tra, đảm bảo an toàn hành lang đã nghiêm túc chưa. Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo ngành điện phải xem xét nghiêm túc và toàn diện các vấn đề, đảm bảo không để lặp lại các sự cố như vậy, đặc biệt các sự cố nghiêm trọng”, ông Đam nói.
Cũng theo người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, báo cáo sơ bộ của Bộ Công thương cho hay, ngoài lý do sự cố thì việc mất điện hôm 22.5 còn do kỹ thuật. Cụ thể, dù mạng lưới điện chằng chịt, đòi hỏi phải có nhiều đầu vào, nhưng hiện số mạch điện 500 kV nối vào còn ít.
“Tới đây phải tăng cường đầu tư thêm nhiều đường 500 kV dẫn vào lưới, cũng như các nguồn phát điện được phân bổ hợp lý. Không phải chúng ta chưa lường được, mà trong quy hoạch điện đã được duyệt, đã tính hết. Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Công thương tích cực tìm nguồn vốn để đầu tư nhanh, vì không chỉ là an toàn, mà thiếu điện thì công nghiệp không phát triển được”, Bộ trưởng Đam cho hay.
Thông tin thêm, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang cho rằng, sự cố vừa rồi cho thấy tính dễ tổn thương của đường truyền tải 500 kV. Tuy nhiên, theo ông Quang, một số nước phát triển hơn VN cũng từng xảy ra sự cố này.
Trong tuần tới, Bộ Công thương sẽ có báo cáo phân tích, đánh giá toàn diện về sự cố trình Chính phủ.
|
Sẽ phát hành gần 58.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ
Bộ trưởng Đam cho biết, từ năm 2012, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội (QH) đề xuất phương án phát hành trái phiếu làm QL1 mở rộng (chia nhiều dự án, từng đoạn xen kẽ BOT, trái phiếu). QH cũng đã bàn và thông qua.
Nghị quyết của QH cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ, đây thực chất cũng là nợ công, QH đã thông qua về mặt nguyên tắc để tính khoản tiền này vào nợ công.
Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, Bộ Giao thông vận tải (được giao thực hiện) gặp nhiều khó khăn khi triển khai dự án này. Do tính toán thấy trái phiếu của doanh nghiệp phát hành thời điểm các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cộng lãi suất ngân hàng hiện nay, chi phí phát hành sau này tính vào chi phí làm đường sẽ rất cao.
Chính phủ từ kỳ họp thứ 4 đã bàn và hiện nay thống nhất phương án sẽ báo cáo QH, cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu chính phủ thay vì phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ, để thực hiện các dự án trên QL1A và đường Hồ Chí Minh đi qua Tây nguyên. Giá trị trái phiếu chính phủ dự kiến phát hành gần 58.000 tỉ đồng.
Liên quan đến nguy cơ giảm phát, Bộ trưởng Đam khẳng định Chính phủ đang lo lắng về nguy cơ này. “Lạm phát có dấu hiệu cũng lo, thiểu phát cũng lo. Lạm phát như sốt nóng, thiểu phát như sốt rét còn nguy hiểm hơn”, Bộ trưởng Đam nói.
"Chính phủ luôn trung thực khi báo cáo Quốc hội"
Liên quan đến ý kiến cho rằng số liệu báo cáo của Chính phủ đôi khi còn mâu thuẫn, ông Đam khẳng định: “Chính phủ không bao giờ không trung thực khi báo cáo với QH. Chính phủ luôn nhìn nhận nghiêm khắc những khuyết điểm, yếu kém để rút kinh nghiệm, làm tốt hơn”. Bộ trưởng Đam cũng cho biết, các số liệu báo cáo đưa ra diễn đàn QH, ra T.Ư Đảng hay kỳ họp thường kỳ của Chính phủ, đều tuân theo quy định chặt chẽ, chủ yếu lấy từ hệ thống thống kê nhà nước, được xem xét thận trọng, dựa trên báo cáo của các Bộ, ngành. Chính phủ cố gắng hết sức để các số liệu đó sát thực tế, báo cáo trung thực. Còn số liệu có đáng tin cậy, mâu thuẫn không, các ý kiến phân tích có chỉ ra thì Chính phủ rất cầu thị, tiếp thu, sẽ xem xét tại sao có số liệu mâu thuẫn, hay không đủ cơ sở. |
Mai Hà
>> Đà Nẵng mất điện trên diện rộng
>> Dân Ấn Độ biểu tình vì mất điện
>> Dân biểu tình rầm rộ vì mất điện diện rộng
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam là "nghiêm trọng
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam: Ai sẽ phải bồi thường thiệt hại?
Bình luận (0)