Nhận định về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM hiện nay, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng sự giảm này là bền vững, ổn định ít nhất trong 2 - 3 tháng tới vì hiện tại TP.HCM làm khá tốt công tác phòng chống dịch, cũng như hướng dẫn và phân tích điều trị đã rõ ràng.
Đẩy nhanh tiêm vắc xin bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ |
ĐỘC LẬP |
Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, trước đó, công tác tiêm chủng cho người thuộc nhóm nguy cơ chưa làm chặt chẽ nhưng hiện nay cũng đã triển khai tốt. Hiện tại, TP đang cố gắng mở cửa kinh tế, giảm thiểu các biện pháp giãn cách xã hội là khuynh hướng phù hợp. Karaoke, quán bar, vũ trường, massage dù không phải là thiết yếu nhưng cũng sắp mở cửa hoạt động trở lại là điều tốt để phát triển kinh tế.
Cũng theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, tuy còn một số người dân chưa tập trung phòng chống dịch, nhưng khi có tình huống dịch lan rộng, chính quyền TP kêu gọi thì người dân sẽ chấp hành. “Tôi dự đoán biến chủng Omicron sẽ đến và lây lan nhanh giống như một số quốc gia khác. Khi đó, chính quyền nên cảnh báo và người dân sẽ chấp hành vì đã có nhiều kinh nghiệm”, PGS-TS Đỗ Văn Dũng nói.
TP.HCM phát hiện thêm 5 ca nhiễm biến chủng Omicron nhập cảnh |
Đồng quan điểm, BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM, cũng cho rằng số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM giảm như hiện nay là bền vững vì đã có miễn dịch cộng đồng an toàn và nhờ tiêm vắc xin. Điều quan trọng nhất hiện nay là bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ tử vong bằng cách tiêm mũi bổ sung 3, 4 (nếu miễn dịch kém), tiêm mũi nhắc lại cho người dân. Bên cạnh đó, cần bảo vệ từ xa cho người nguy cơ, đó là phát hiện sớm, cho uống thuốc kháng vi rút. Người dân không thể tiêm vắc xin được thì cần tiêm loại kháng thể đơn dòng để bảo vệ họ. Ngoài ra, cũng cần bảo vệ lực lượng lao động. “Nếu Omicron có tới thì cũng sẽ bị nhẹ. Tư tưởng ai rồi cũng có thể mắc Covid-19 là đúng, nhưng đừng để mắc một lần quá nhiều người. Ai cũng bệnh hết thì ai sẽ làm việc? Do đó, khi vào nơi làm việc, cần bảo vệ đồng nghiệp bằng cách thường xuyên đeo khẩu trang”, BS Khanh nói.
Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tình hình dịch bệnh có xu hướng giảm như trên là nỗ lực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP và quận, huyện, cũng như của ngành y tế. “Đặc biệt chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận, huyện và TP.Thủ Đức tham gia rất nhiệt tình. Chắc chắn chiến dịch đã phát huy hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, quá trình tiêm
vắc xin của TP.HCM đã làm tăng sức đề kháng cho người dân và việc người dân tuân thủ 5K”, PGS-TS Tăng Chí Thượng nói.
TP.HCM đã trải qua một quá trình kiểm soát dịch bệnh để tốt như hiện nay, và để dịch bệnh được kiểm soát trong thời gian tiếp theo, PGS-TS Tăng Chí Thượng cho rằng, đầu tiên phải đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức để người dân không chủ quan. Tâm lý chủ quan sẽ khiến công tác phòng chống dịch rất lo ngại. Báo, đài đóng vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề này.
Tiếp theo là tăng cường tiêm vắc xin và thuốc kháng vi rút sớm cho người bệnh. Khi thuốc được sản xuất trong nước thì giải tỏa bớt lo lắng cho người bệnh.
“TP.HCM có hệ thống thu dung, điều trị BN Covid-19, tạo dựng được hệ thống chăm sóc BN Covid-19 tại nhà, nhưng TP rất thận trọng. Nên hiện nay, nhà quản lý, hệ thống y tế không được chủ quan, luôn sẵn sàng ứng phó vì biến chủng SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện”, người đứng đầu ngành y tế TP.HCM cho hay.
Cũng theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, một trong những hoạt động triển khai sắp tới là tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động phòng chống dịch, nhưng phải khôi phục lại toàn bộ hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân ở giai đoạn bình thường mà ít nhiều trong thời gian dịch bệnh vừa qua có sự ảnh hưởng.
Covid-19 sáng 7.1: Cả nước 1.843.563 ca nhiễm | Dịch bệnh ở Hà Nội liên tục “phá đỉnh” |
Bình luận (0)