Đằng sau kế hoạch này là ý tưởng về cộng hưởng tác dụng của mọi đầu tư và nghiên cứu về công nghệ quốc phòng, kỹ thuật quân sự của tất cả các thành viên, tạo nên “thị trường chung” của EU trong lĩnh vực này. Thực chất ở đây ẩn hiện sự lo xa của EU về bảo đảm an ninh trong tương lai.
Lo ngại về an ninh đã trở nên chuyện thời sự bức bách đối với EU bởi những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng nhiều hơn và thêm nan giải. Quan hệ với Nga vẫn căng thẳng trong khi NATO đối phó nước này trong bị động và yếu thế.
Tương lai của NATO lại còn bị đe dọa bởi chuyện Anh rời EU và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã dọa sẽ giảm cam kết về bảo đảm an ninh cho các đồng minh ở châu Âu. EU bị đẩy vào tình thế buộc phải tính chuyện tự thân vận động.
Với Quỹ phòng thủ châu Âu, EU nhằm tạo tác động cộng hưởng từ nguồn tiền của và trí lực của tất cả các thành viên trong công nghệ quốc phòng và kỹ thuật quân sự vì mục tiêu tăng cường đảm bảo an ninh.
Các nước trong khối sẽ ràng buộc lẫn nhau vào trách nhiệm chung mà không phụ thuộc hoặc ít nhất là giảm mức độ phụ thuộc vào Mỹ và NATO. Các thành viên EU sẽ phải hợp tác chặt chẽ và tin cậy hơn trước về chính trị, hài hòa hóa lợi ích riêng với lợi ích chung trên mọi lĩnh vực khác. Chính vì thế mà ý tưởng này rất cần thiết với EU nhưng không dễ khả thi.
tin liên quan
EU lập quỹ riêng đầu tư cho quốc phòngCác nước Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị tung ra kế hoạch nghiên cứu và chi tiêu quốc phòng mới trong bối cảnh Anh rời khỏi khối và ông Donald Trump sắp lên làm tổng thống Mỹ.
Bình luận (0)