
Kênh nhà Lê - Kỳ tích nghìn năm - Kỳ 6: Cần tôn vinh kênh nhà Lê
Sau hơn một ngàn năm tồn tại, đến nay hệ thống kênh nhà Lê vẫn chưa được tôn vinh và bảo vệ đúng với giá trị lịch sử, văn hóa của nó.
Sau hơn một ngàn năm tồn tại, đến nay hệ thống kênh nhà Lê vẫn chưa được tôn vinh và bảo vệ đúng với giá trị lịch sử, văn hóa của nó.
Kênh nhà Lê ở phía nam Hà Tĩnh uốn lượn quanh co theo hình con rồng từ H.Cẩm Xuyên qua H.Kỳ Anh rồi đổ ra biển tại cảng Vũng Áng. Đây cũng là đoạn cuối cùng của hệ thống kênh nhà Lê, từng phục vụ rất đắc lực cho mục đích quân sự trong quá khứ.
Từ sông Lam, kênh nhà Lê tiếp tục xuyên qua đất Hà Tĩnh cho đến tận phía nam H.Kỳ Anh, gần giáp với đèo Ngang với chiều dài khoảng 80 km.
Theo sử sách, kênh Sắt nằm trong hệ thống kênh nhà Lê được khởi đào năm 1003, do Lê Hoàn trực tiếp vào tận nơi chỉ huy, nối từ sông Bùng thuộc H.Diễn Châu đến sông Cấm thuộc H.Nghi Lộc, Nghệ An với chiều dài 19 km.
Những cánh đồng nuôi tôm, cảng cá tấp nập bên cửa biển đã mang lại cuộc sống khá phồn thịnh cho cư dân sống dọc kênh nhà Lê chảy qua đất Quỳnh Lưu và một phần đất Diễn Châu, Nghệ An hiện nay.
Theo sử sách, trong thời gian chưa đầy 3 năm sau khi lên ngôi hoàng đế, Lê Hoàn đã dẹp xong cuộc nổi loạn trong nước, đồng thời thực hiện sự nghiệp vĩ đại phá Tống (năm 981), bình Chiêm (năm 982). Trong công cuộc nam tiến đánh Chiêm Thành để bảo vệ và mở mang cương thổ, ông đã cho khơi mở tuyến đường thủy nội địa đầu tiên mà dân gian vẫn quen gọi là kênh nhà Lê. Cho đến nay, sau hơn 1.000 năm tồn tại, nhiều đoạn kênh nhà Lê vẫn còn vô cùng hữu dụng.