Dành hơn bảy năm để thực hiện bộ ảnh này, Trần Thế Phong, người đoạt giải nhất báo chí TP.HCM năm 2006 với loạt loạt ảnh về cơn bão Chanchu, đã đi khắp các vùng miền trong cả nước để ghi lại thói quen đọc báo của người dân thuộc mọi tầng lớp.
Anh hào hứng chia sẻ: “Đi nhiều, chụp nhiều mới thấy văn hóa đọc vẫn… chưa chết. Người ta có internet nhưng vẫn không thể thiếu tờ báo bên ly cà phê mỗi buổi sáng”.
Không chỉ xách máy ảnh dạo quanh khắp con đường, ngõ hẻm, tiệm sửa xe, trên những cánh đồng, để ghi lại những bức ảnh đẹp, Trần Thế Phong còn lân la trò chuyện với cả người đọc báo lẫn người bán báo để có được những câu chuyện thú vị.
Có người không tiền phải "coi cọp" ở các sạp báo, có người không biết chữ phải nhờ người khác đọc báo giúp, có người ra đồng cũng mang theo tờ báo để lúc nghỉ ngơi thì lôi ra đọc, có người còn đọc báo từ những mảnh giấy gói bánh mì, gói đồ…
Trần Thế Phong cho biết cuộc triển lãm của anh gần như là một cuộc khảo sát về thói quen đọc báo của người dân mà ba tờ báo được đọc nhiều nhất là Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Công An TP.HCM.
Điều thú vị là bản thân Trần Thế Phong từng là cậu bé đi bán báo dạo vào năm 6 - 7 tuổi.
Triển lãm Đọc báo diễn ra tại Nhà triển lãm thành phố (Q.1, TP.HCM) đến hết ngày 22.5.
Một số bức ảnh thú vị tại triển lãm.
|
Thiên Hương
>> Những bức ảnh đoạt giải báo chí thế giới 2011
>> Thấu cảm Một ngày với Ngọc
>> Cuộc thi ảnh báo chí quốc tế FCCT lần thứ 5
>> Phát động cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc vàng" lần thứ 3
>> Đổi "trắng" thay "đen
>> Giải báo chí về công tác dân số và thi ảnh VN hội nhập và phát triển
>> Triển lãm ảnh "Sông Hàn về với sông Lam
>> Nước Lào nhìn qua cửa xe
>> Nỗi đau da cam Việt Nam ở giải Pulitzer
>> Hai người đi khắp Việt Nam
>> 2 triệu file ảnh trong một chuyến xuyên Việt
>> Từ chối triển lãm ảnh của Nick Út: Lại thêm một chuyện buồn!
>> Gặp Nick Út, tác giả bức ảnh gây chấn động thế giới
Bình luận (0)