Học sinh sắp hàng chờ đến lượt tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở Sri Lanka hôm 26.10 |
afp |
Tại hội nghị cấp bộ trưởng G20 ở Rome (Ý), các bên không đạt nhất trí về kế hoạch xây dựng cơ chế tài chính độc lập nhằm đối phó dịch bệnh theo đề xuất của Mỹ và Indonesia. Tuy nhiên, tổ đặc nhiệm sẽ khảo sát các phương án nhằm gây quỹ cho công tác chuẩn bị ứng phó, phòng chống dịch bệnh.
“Nhằm thúc đẩy các mục tiêu toàn cầu liên quan đến tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho ít nhất 40% dân số thế giới cuối năm 2021 và đến giữa năm 2022 đạt 70%…chúng tôi sẽ thực thi các bước để tăng cường nguồn cung vắc xin và các sản phẩm y tế thiết yếu cũng như nguyên liệu đầu vào ở các nước đang phát triển, đồng thời loại bỏ các ràng buộc liên quan đến cung ứng và tài chính”, theo Reuters hôm 30.10 dẫn tuyên bố chung của các bộ trưởng G20.
Mục tiêu trước đó là tiêm 70% dân số thế giới vào mùa thu năm 2022.
Các bộ trưởng cũng thông báo thành lập tổ đặc nhiệm chung về y tế và tài chính, sau khi dịch Covid-19 phơi bày những mặt hạn chế về năng lực của thế giới trong việc phối hợp ứng phó dịch bệnh.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về các phương án để đạt được mục tiêu mới.
Tổ chức Công dân Toàn cầu hoan nghênh nhóm nước G20 đẩy nhanh thời hạn tiêm vắc xin, nhưng cho rằng thế giới cần kế hoạch có thể “tác chiến” thật sự, bao gồm lộ trình thực hiện, đảm bảo sự minh bạch.
“Giờ đây không phải là thời điểm để đưa ra các tuyên bố về dự định, mà đến lúc các nhà lãnh đạo phải thực hiện”, theo Phó chủ tịch Friederike Roder của tổ chức này.
Giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 giả đắt hàng tại chợ đen ở Ukraine |
Bên cạnh đó, các bộ trưởng kêu gọi tăng cường chuỗi cung ứng vắc xin thông qua các trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA (điều chế vắc xin Pfizer và Moderna) tự nguyện, như các trung tâm mới thiết lập ở Nam Phi, Argentina và Brazil.
Lời kêu gọi trên cũng cho thấy các cuộc thương thuyết về khả năng tạm thời miễn truy cứu bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ đối với vắc xin và thuốc trị Covid-19 vẫn chưa được giải quyết.
Bình luận (0)