Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa

Lưu Quang Phổ
Lưu Quang Phổ
05/02/2024 19:32 GMT+7

Trở lại đảo An Bang (quần đảo Trường Sa, H.Trường Sa, Khánh Hòa), chúng tôi lại gặp những chiến sĩ làm nhiệm vụ đặc biệt là đón đưa xuồng vào đảo.

An Bang là một đảo trong quần đảo Trường Sa và cách đảo Trường Sa, thủ phủ của cả quần đảo, gần 80 hải lý về phía đông nam. Hòn đảo này quanh năm có sóng to, gió lớn, nhất là vào dịp cuối năm, khiến các tàu lớn không thể cập đảo mà phải dùng xuồng chuyển tải.

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 1.

An Bang quanh năm có sóng to, gió lớn. Rất may, chân đảo có một bãi cát trắng rất đẹp, là nơi đón đưa các chuyến xuồng ra vào.

L.Q.P

Nhưng cũng thật may mắn, An Bang có một bãi cát trắng rất đẹp ôm lấy chân đảo. Bãi cát này di chuyển quanh đảo theo hướng gió mùa trong năm, là nơi lính đảo An Bang đón đưa những chiếc xuồng chở người và hàng hóa từ tàu vào đảo và từ đảo ra tàu.

Công việc của họ rất đặc biệt. Đó là đón sợi dây từ xuồng tung xuống và kéo xuồng lên bãi cát hoặc đẩy xuồng ra khỏi bãi để trở về tàu. Việc tưởng như đơn giản nhưng không dễ dàng bởi phải kết hợp cả sự chính xác, khẩn trương và sức mạnh tập thể để xuồng có thể cập hoặc rời đảo một cách an toàn mà không bị sóng cuốn. Đó là lý do mà nhiều người gọi họ là những chiến sĩ "đặc nhiệm" trên quần đảo Trường Sa.

Trong lần trở lại An Bang cuối năm Quý Mão, khi Biển Đông tiếp tục có sóng to, gió lớn, Thanh Niên lại một lần nữa chứng kiến sự điêu luyện đến tài tình của những người lính đảo An Bang, khi họ đón đưa những chuyến xuồng chở đoàn công tác của Vùng 4 Hải quân đi thăm, chúc tết quân và dân quần đảo Trường Sa, nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến.

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 2.

Trước khi tác nghiệp, các chiến sĩ đứng nghiêm và giơ tay chào xuồng theo điều lệnh

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 3.

Xuồng chuyển tải của tàu 561 đang nương theo sóng để và gần đảo, trong khi các chiến sĩ đã sẵn sàng

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 4.

Các "đặc nhiệm" đón sợi dây mồi, sau đó mới tiếp cận dây neo xuồng

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 5.

Thật xúc động khi ngồi trên xuồng và được các chiến sĩ kéo lên đảo

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 6.

Sức mạnh tập thể của các chiến sĩ giúp xuồng lên bãi

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 7.

Vừa kéo, vừa điều khiển cho xuồng nương theo hướng sóng

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 8.

Mỗi con xuồng cần 2 sợi dây...

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 9.

…Một dây ở mũi, một ở cuối xuồng

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 10.

Sáng kiến mới của lính đảo An Bang, họ dùng chiếc ghế gỗ để khách xuống đảo. Trước đây, lính đảo thường cõng khách xuống bãi cát.

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 11.

Đưa xuồng rời đảo để về tàu cũng là việc không dễ dàng

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 12.

Sức mạnh tập thể tiếp tục là cách để các chiến sĩ cho xuồng rời đảo

L.Q.P

Gặp lại đội 'đặc nhiệm' Trường Sa- Ảnh 13.

Đại úy Bùi Trọng Tạo, Phó chỉ huy đảo An Bang, cũng là người chỉ huy đội "đặc nhiệm" Trường Sa mà Thanh Niên gặp cuối năm Quý Mão. Anh rất kiệm lời khi được hỏi về công việc đặc biệt này.

L.Q.P

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.