Giá gạo có xu hướng giảm đến hết năm 2017

28/01/2015 17:19 GMT+7

(TNO) Giá lúa gạo toàn cầu có xu hướng giảm kéo dài đến hết năm 2017 do nguồn cung dồi dào, trong đó có yếu tố tồn kho lớn của Thái Lan và họ đang muốn xả hàng.

(TNO) Giá lúa gạo toàn cầu có xu hướng giảm kéo dài đến hết năm 2017 do nguồn cung dồi dào, trong đó có yếu tố tồn kho lớn của Thái Lan và họ đang muốn xả hàng.

Trọng tâm của Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo phải cải thiện và nâng cao thu nhập người trồng lúaTrọng tâm của Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo phải cải thiện và nâng cao thu nhập người trồng lúa - Ảnh: Chí Nhân
Đó là một trong những nhận định về thị trường lúa gạo trong thời gian tới của các chuyên gia Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Cục Trồng trọt tại hội thảo góp ý dự thảo “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam”, tổ chức ngày 28.1 ở TP.HCM.
Theo đề án trên, dự báo trong 10 năm tới, thế giới sản xuất 530 triệu tấn gạo. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo chỉ khoảng 500 triệu tấn, nguồn cung sẽ dư nhẹ. Từ nay đến năm 2024, các giao dịch thương mại về gạo toàn cầu tăng khoảng 1,5%. Các thị trường nhập khẩu gạo chính vẫn là châu Phi, Trung Đông và nhiều nhất là Trung Quốc và Indonesia.

Về giá cả, các loại gạo chất lượng cao sẽ tăng hoặc giữ được giá tốt. Ngược lại gạo thường vẫn giữ xu hướng giảm giá đến hết năm 2017 do nguồn cung dồi dào. Giá gạo thường có thể tăng trở lại sau năm 2018.
Cũng theo đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, Việt Nam sẽ duy trì vị thế xuất khẩu gạo của mình nhưng hướng vào chất lượng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Yêu cầu của tái cơ cấu phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên nhất là người nông dân. Để làm được điều này, cần xây dựng các vùng chuyên canh xuất khẩu. Từ đó tăng cường liên kết nông dân và doanh nghiệp nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Đó là cơ sở để xây dựng giá xuất khẩu tương đương với giá gạo thế giới ở cùng phân khúc.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh công nghiệp chế biến và chế biến sâu các sản phẩm sau gạo cũng như chế biến các phụ phẩm của lúa gạo. Xây dựng các sản phẩm gạo theo từng thị trường cụ thể từ đó gắn với việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia và quốc tế.
Đối với các vùng chuyên canh chính để xuất khẩu sẽ tăng quy mô sử dụng đất của các hộ dân. Bên cạnh việc chuyên môn hóa nông dân, xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân trở thành những lao động chuyên nghiệp tiến tới sản xuất quy mô lớn.
Về thương mại, đề án tái cơ cấu cho rằng cần tái cấu trúc lại Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) và các công ty lương thực như: Vinafood 1 và 2. Xây dựng và phát triển các doanh nghiệp tư nhân trong ngành lúa gạo làm ăn có hiệu quả. Một vấn đề quan trọng trong thương mại lúa gạo là cần phải xóa bỏ tình trạng buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Nhiều đại biểu tham gia góp ý cho đề án này xoay quanh việc cần xác định mục tiêu trọng tâm là nâng cao thu nhập cho người nông dân. Thay đổi tư duy số lượng chuyển sang tư duy về chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống nhưng phải bảo đảm thu nhập cho người nông dân. Phát triển các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao dựa vào sự chuyển đổi cây trồng phù hợp...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.