Sốt rét lưu hành ở vùng rừng núi, vùng sâu, xa, vùng biên giới; một số tỉnh vẫn duy trì ký sinh trùng sốt rét cao trong nhiều năm như: Bình Phước, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ước tính, hiện có hơn 30 triệu người sống trong vùng sốt rét có nguy cơ trở lại và vùng có bệnh sốt rét đang lưu hành.
Đáng lo ngại, sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện ở 5 tỉnh: Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và đang có nguy cơ lan rộng sang các tỉnh khác do di dân giữa các địa phương (người dân đi làm thuê theo thời vụ, tập quán đi rừng, ngủ rẫy, người dân trở về từ vùng có sốt rét kháng thuốc lưu hành). Sốt rét kháng thuốc khiến việc điều trị rất khó khăn (kéo dài ngày điều trị, tăng nguy cơ tử vong).
TS Ngô Đức Thắng, Trưởng khoa Dịch tễ sốt rét (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), cho biết thêm có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng là do sử dụng thuốc sốt rét bừa bãi, uống thuốc không đủ liều lượng và không đúng thời gian quy định. Vấn đề ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc được quan tâm nhất hiện nay là P.falciparum đã kháng thuốc phối hợp có artemisinin hoặc dẫn xuất (ACT). Tỷ lệ sốt rét kháng thuốc đang tăng trong những năm gần đây. Năm 2009, VN đã phát hiện ký sinh trùng gây sốt rét (P.falciparum) kháng thuốc sốt rét (artesunat) tại H.Bù Đăng, tỉnh Bình Phước: hiệu lực điều trị khỏi chỉ đạt 85,4%. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi đó đã kiểm định, công nhận và khuyến cáo VN cần thực hiện ngay kế hoạch ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artesunat tại Bình Phước.
tin liên quan
Siêu khuẩn sốt rét kháng thuốc hoành hành ở Đông Nam ÁNghiên cứu mới công bố trên chuyên san The Lancet Infectious Diseasescho thấy các siêu khuẩn sốt rét đang hoành hành ở Đông Nam Á có thể vô hiệu hóa hàng loạt phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay bằng artemisinin và piperaquine.
Báo cáo nghiên cứu khoa học và báo cáo giám sát sốt rét kháng thuốc của các viện: Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư; Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn; Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM trong những năm 2007 - 2012 đã cho thấy, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 (vẫn còn ký sinh trùng sốt rét sau 3 ngày điều trị theo phác đồ) đối với thuốc sốt rét (artesunat) tại một số tỉnh có xu hướng tăng nhanh. Trong đó, tại Bình Phước, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 sau điều trị artesunat là 13% (năm 2009) tăng lên 25% (năm 2012). Tỷ lệ này là 22% với các bệnh nhân điều trị bằng thuốc phối hợp dihydroartemisinin - piperaquin.
Tại Đắk Nông, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 sau điều trị artesunat là 8,7% (năm 2010) tăng lên 26,7% (năm 2011); Sau điều trị bằng thuốc phối hợp dihydroartemisinin - piperaquin, tỷ lệ còn ký sinh trùng sốt rét lên đến 26,1%.
Tại Gia Lai, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 sau điều trị artesunat là 2,6% (năm 2009) đã tăng lên 32% năm 2011. Còn tại Quảng Nam năm 2012, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 sau điều trị bằng thuốc phối hợp dihydroartemisinin - piperaquin là 22,1%.
tin liên quan
5 cách chống muỗi tự nhiên mà hiệu quảMuỗi là thứ gây phiền hà nhất mà ai cũng cảm thấy khó chịu và luôn tìm kiếm những cách đuổi chúng đi.
Đáng lưu ý, nghiên cứu mới nhất trong năm 2016 của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư tại Bình Phước cho thấy, thuốc phối hợp dihydroartemisinin - piperaquin đã giảm mạnh hiệu lực điều trị bệnh nhân sốt rét nhiễm P.falciparum với tỷ lệ thất bại điều trị lên tới 62,96%.
Phát hiện 17 ca bệnh thủy đậu ở trẻ em
Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, tỉnh này đã phát hiện 17 trường hợp mắc bệnh thủy đậu, trong đó H.Kon Rẫy có 9 ca, H.Đăk Hà 7 ca, H.Đăk Glei 1 ca.
Tất cả 17 ca mắc bệnh thủy đậu đều là trẻ em, hiện đang được điều trị tại các cơ sở y tế tuyến huyện. Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, từ đầu tháng 1.2017 đến nay, hằng tuần có 15 - 20 trẻ em được người nhà đưa đến trung tâm tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu.
Phạm Anh
|
Bình luận (0)