Tháng 3.1976, vừa ra khỏi chiến tranh chưa lâu và mới về nhận việc ở Trại sáng tác Quân khu 5, tôi đã lập tức nhận lệnh của Trại trưởng Nguyễn Chí Trung “luân chuyển” tôi về Sơn Mỹ. Trong vòng một tháng. Để viết một trường ca.
Đúng hai năm sau ngày về Sơn Mỹ, trường ca Trẻ con ở Sơn Mỹ được in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân đội, số tháng 4.1978. Chính trường ca này đã kết nối tôi với vùng đất đau thương Sơn Mỹ, và tôi không ngờ cái “duyên” này lại bền bỉ đến vậy.
tin liên quan
Đi tìm một sự thật ở Sơn MỹNgay hôm sau, tôi viết một bài ngắn cho Báo Thanh Niên, nhan đề Sơn Mỹ cần một tượng đài: điện. Tôi cũng không ngờ, bài viết của mình đã gây được hiệu ứng tốt. Báo Thanh Niên đăng lời kêu gọi bạn đọc cả nước đóng góp đưa điện về Sơn Mỹ. Sự hưởng ứng của bạn đọc và của những công ty điện lực nhiệt tình tới mức khiến cả tòa báo xúc động. Đúng ngày 16.3.1998, kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ, điện đã về ngập tràn ánh sáng nơi vùng đất anh hùng và đau thương này. Suốt thời gian diễn ra những hoạt động tưởng niệm nạn nhân Sơn Mỹ, ngày nào tôi cũng có bài viết cho Thanh Niên. Sự kiện hai phi công Mỹ, Hugh Thompson và Lawrence Colburn, những phi công đã trực tiếp cứu sống nhiều người dân Sơn Mỹ thoát mũi súng của đồng đội họ, có mặt tại dịp tưởng niệm này đã là niềm cảm hứng lớn cho tôi. Và nó còn dẫn tới một ý tưởng mà trước đó tôi cũng chưa nghĩ ra. Khi cùng hai phi công Mỹ ghé thăm trường tiểu học và trường trung học Sơn Mỹ, nhìn những em bé ăn mặc lếch thếch, đi chân đất tới trường, trong tôi đã lóe lên một ý tưởng. Một quỹ học bổng? Nếu có, quỹ ấy sẽ mang tên “Vì trẻ em Sơn Mỹ”.
tin liên quan
Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ và nạn nhân vô tội bị thảm sát ở Sơn MỹCó một câu thơ của thi hào Pháp Louis Aragon mà hồi trẻ tôi hay nhẩm đọc Hai mươi năm một giấc mơ đi lạc. Tôi nghĩ, hai mươi năm qua mình đã không đi lạc, giấc mơ của mình đã đến được với trẻ em ở một vùng đất từng chịu nhiều đau thương nhất.
Bình luận (0)