Giấc mơ thành cường quốc bóng đá của Trung Quốc đang trên nền móng lung lay

Tây Nguyên
Tây Nguyên
02/03/2021 20:29 GMT+7

Năm năm trước, Trung Quốc đã đầu tư mạnh với tham vọng thành cường quốc bóng đá thế giới vào năm 2050, nhưng giấc mộng này đang lung lay.

CLB Giang Tô (Jiangsu FC) hôm 28.2 cho biết họ đã "ngừng hoạt động" - chỉ 3 tháng sau khi vô địch Chinese Super League (CSL - giải hàng đầu Trung Quốc) - trong một động thái được truyền thông nhà nước mô tả là "gây sốc". Sau khi “lao” vào ủng hộ chính sách của nhà nước, các nhà đầu tư đang nóng lòng rút lui một lần nữa. Năm ngoái, 16 CLB đã rút khỏi bóng đá Trung Quốc.

Choáng váng với bóng đá Trung Quốc, đội vô địch ngưng hoạt động vì hết tiền

Tình cảnh này khác xa so với thời điểm CSL phá kỷ lục chuyển nhượng châu Á 5 lần trong vòng chưa đầy 1 năm, mà đỉnh điểm là việc tiền vệ Oscar của Chelsea gia nhập CLB Thượng Hải SIPG với giá 60 triệu euro vào tháng 1.2017. Tiền đạo nổi tiếng người Argentina Carlos Tevez đã được CLB Thân Hoa Thượng Hải (Shanghai Shenhua) gây thu hút trong cùng kỳ chuyển nhượng với mức lương được cho là 730.000 euro/tuần, cao nhất thế giới.

Giải CSL của Trung Quốc từng gây sốt với hàng loạt bản hợp đồng cho các ngôi sao đắt giá

AFP

Tuy nhiên, Tân Hoa Xã tuần này cho biết, mức lương và phí chuyển nhượng tăng cao, khi các CLB tranh giành chi tiêu lẫn nhau, đã tạo ra "bong bóng" đang vỡ. Trích dẫn số liệu thống kê của Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA), Tân Hoa xã cho biết chi tiêu trung bình trong mùa giải 2018 cho 16 CLB của CSL là khoảng 1,1 tỉ nhân dân tệ (170 triệu USD), so với thu nhập bình quân 686 triệu nhân dân tệ.
"Chi tiêu của câu lạc bộ CSL cao hơn khoảng 10 lần so với K-League của Hàn Quốc và gấp 3 lần so với J-League của Nhật Bản", Chủ tịch CFA Trần Đắc Song cho biết vào tháng 12, khi giới hạn tiền lương được công bố.
Nhà báo và chuyên gia bóng đá địa phương Mai Đức Hạnh nói rằng, trong 30 năm đưa tin về bóng đá Trung Quốc, ông đã chứng kiến hơn 200 CLB đóng cửa, cho thấy một vấn đề lớn hơn là cuộc khủng hoảng hiện tại và đại dịch Covid-19, khiến CSL bị trì hoãn trong nhiều tháng năm ngoái và buộc nó phải đóng cửa.

CLB Giang Tô đã ngừng hoạt động chỉ sau 3 tháng vô địch CSL

AFP

CLB Thiên Tân Tigers, trụ cột của CSL kể từ khi thành lập vào năm 2004, dự kiến sẽ giải thể trong vài ngày tới và công ty mẹ của CLB Hà Bắc FC đang chìm trong nợ nần. "Nguyên nhân cơ bản là nền tảng của bóng đá chuyên nghiệp Trung Quốc quá yếu", nhà báo họ Mai, người có 1,5 triệu người theo dõi trên nền tảng Weibo giống Twitter của Trung Quốc, viết trong một chuyên mục. Chuyên gia bóng đá này giải thích, các CLB được xây dựng và điều hành bởi các công ty có ít mối liên hệ với cộng đồng nơi họ đặt trụ sở.
“Sự tồn tại của các câu lạc bộ chuyên nghiệp của Trung Quốc phụ thuộc trực tiếp vào tình hình kinh tế của doanh nghiệp hoặc công ty. Một khi công ty hoặc xí nghiệp gặp vấn đề, câu lạc bộ sẽ không còn tồn tại", ông viết. Đó là những gì đã xảy ra với CLB Giang Tô FC, những đội gần đây được gọi là Jiangsu Suning, được đặt theo tên của tập đoàn tài trợ.
Tập đoàn Suning, cũng sở hữu đội đầu bảng Serie A là Inter Milan, đang gặp khó khăn về tài chính và đã cắt giảm đội ngũ. Tờ Beijing News cho biết, các quy định gần đây của CFA yêu cầu các CLB loại bỏ các nhà tài trợ từ tên chính thức của họ - được cho là để giúp nuôi dưỡng một nền văn hóa bóng đá sâu sắc hơn.
Phát biểu với AFP năm ngoái, Tổng thư ký CFA Lưu Nghị cho biết một CSL lành mạnh là trọng tâm của tham vọng bóng đá của Trung Quốc, bao gồm đăng cai và thậm chí là vô địch World Cup. Nhưng lo ngại về chi tiêu cao của các CLB và thiếu cơ hội cho các cầu thủ Trung Quốc, CFA đã áp thuế chuyển nhượng 100% vào năm 2017 đối với cầu thủ nước ngoài sau này, cộng với mức lương và giới hạn đầu tư gần đây.

Sau 5 năm đầu tư mạnh, tuyển Trung Quốc (áo đỏ) vẫn giậm chân tại chỗ

REUTERS

Tờ Shanghai Observer cho biết các CLB phải từ bỏ mô hình một chủ sở hữu để ủng hộ nhiều bên liên quan bao gồm "chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và thậm chí cả cá nhân": "Các câu lạc bộ CSL không thể chỉ dựa vào truyền máu từ công ty mẹ của họ mà phải thu hút thêm tài trợ, thu nhập trong ngày thi đấu (và cải thiện) hoạt động thị trường chuyển nhượng,…”.
Ông Nghị nói với AFP rằng, Trung Quốc vẫn cam kết với các kế hoạch dài hạn đầy tham vọng của họ, chỉ ra rằng các ngôi sao nước ngoài bao gồm Oscar, Paulinho và Marouane Fellaini vẫn ở lại CSL. Nhưng về ngắn hạn là không chắc chắn. Một mùa giải CSL tiết kiệm hơn dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa xuân này nhưng với những lo ngại về Covid-19 vẫn còn, CFA vẫn chưa công bố ngày khai màn. Với vấn đề của CLB Giang Tô và Thiên Tân, vẫn chưa rõ đội nào sẽ tham gia.
Trong khi đó, đội tuyển nam quốc gia chỉ tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng FIFA kể từ khi Trung Quốc công khai giấc mơ cường quốc bóng đá vào năm 2016. Hiện họ đứng thứ 75, chỉ trên Syria - đất nước đang bị tàn phá bởi chiến tranh. Trung Quốc mới chỉ đến được một kỳ World Cup, vào năm 2002, khi họ không ghi được bàn thắng hay giành được điểm nào, trước khi bị loại. Hiện ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á, Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ dừng bước khi đứng thứ 2, kém Syria đến 8 điểm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.