Dễ thấy mỗi cuối buổi tối ở nhiều cùng đường tại làng đại học (quận Thủ Đức, TP.HCM), hàng loạt sinh viên ngật ngưỡng loạng choạng về phòng trọ, ngủ lấy sức để sáng hôm sau dậy sớm đến trường...
Hành trang từ quê lên Sài Gòn là can rượu trắng 20 lít
tin liên quan
Chợ... nhậu sinh viên ở Làng Đại họcKhu chợ đêm làng đại học TP.HCM ngày càng xuất hiện nhiều hàng quán phục vụ việc ăn nhậu. Có những hàng quán trước đây chỉ thuần bán các món ăn, giờ cũng ưu tiên cho mồi nhậu...
Bầu chọn
Bạn có thích nhậu không?
Sợ rượu ở khu làng đại học chất lượng không tốt, uống vào ảnh hưởng sức khỏe, Nguyễn Văn Mạnh (22 tuổi, quê Quảng Nam) sinh viên Đại học Thể dục thể thao TP.HCM trong một lần về quê đã tranh thủ đem theo một can rượu trắng 20 lít vào Sài Gòn để dành uống dần. Bạn có thích nhậu không?
Rượu ngon phải có bạn hiền, thế là Mạnh gọi điện rủ 6 "chiến hữu" là sinh viên chung khóa, tổ chức ăn nhậu ngay tại phòng trọ của mình. Mạnh phân công cả nhóm kiếm mồi. Người thì ra chợ mua một con cá to, rau mồng tơi, cải xanh...để làm món lẩu cá chất lừ, đúng kiểu ăn lâu no dai của sinh viên. Người thì mua thêm một ít đậu hũ về chiên chấm với mắm tôm. Tất cả chưa đến 100.000 đồng.
Còn rượu thì Mạnh pha thêm một ít mật ong rừng vào lắc đều, vậy là thành chầu nhậu quên đường về. Chén tạc chén thù suốt cả buổi tối, nhóm của Mạnh ai cũng say khướt, nằm lăn lóc khắp phòng.
tin liên quan
Giải mã người trẻ sao khoái nhậu? - Kỳ 1: Sinh viên có tiền rủ... cụng ly!Không ít sinh viên hiện nay xem nhậu là một phần 'không thể thiếu' trong cuộc sống. Nhậu 'tẹt ga' để thắt chặt tình bạn, thể hiện đẳng cấp... và rồi theo sau đó là những ngày chạy ngược xuôi tìm việc làm thêm vì cháy túi.
Có những sinh viên nhậu một tuần từ 3 đến 4 lần
|
“Anh em sinh viên với nhau thoải mái lắm, không sang hèn gì cả, tình cảm là chủ yếu. Nhậu mà cần gì dịp, hứng lên thì nhậu, lễ cũng nhậu. Đầu tháng có tiền thì rủ nhau ra quán ngồi, cuối tháng hết tiền thì nhậu ở phòng. Anh em tụi mình nhậu rượu chủ yếu vì dễ say, tiền tốn không bao nhiêu cả. Mình học thể thao, chủ yếu luyện tập thực hành,
nên bài vở không nhiều”, Mạnh cười tươi rói nói.
|
Còn Trịnh Văn Đức, sinh viên năm 2 trường Cao đẳng Xây dựng TP.HCM thì cho biết, đối với Đức thì lúc nào cũng có thể "bói" ra lý do rất thuyết phục để gài độ nhậu. "Thằng bạn trong nhóm mới mua điện thoại, có người yêu, sinh nhật hay lễ lộc gì cũng nhậu tất tần tật. Mà nhóm của mình thường nhậu ở phòng trọ rồi ngà ngà say mới rủ đi hát karaoke. Mỗi lần như vậy tốn khoảng 120.000 đồng một người".
Đức cho biết mỗi khi có chầu nhậu thì cậu luôn đứng ra làm chủ xị. Bởi Đức thuê trọ trong làng đại học, trước phòng trọ có mảnh sân rộng và cây bàng lớn che mát nguyên một dãy sân. Đặc biệt, khu trọ này lại do sinh viên tự quản nên rất tự do.
Cả nhóm tập trung trước phòng trọ, rồi phân công mua mồi như thịt heo, bạch tuộc, sò lông..., đem về đốt than lên và ngồi quanh lò vừa nướng vừa uống rượu.
tin liên quan
Anh chàng không chân khởi nghiệpKhông có đôi chân nhưng anh vẫn vươn lên để trở thành vận động viên bơi lội. Không có đôi chân, anh vẫn khởi nghiệp thành công từ sản phẩm sạch thân thiện với môi trường...
Nửa tháng đầu "tăng 2, tăng 3" liên miên, nửa tháng sau ăn mì gói sống qua ngày
Cách đây 1 tuần, sau chiến thắng trong buổi đá bóng tại trường, Tạ Huỳnh Công - sinh viên năm 3 trường ĐH Bách Khoa TP.HCM cùng đám bạn trong nhóm tổ chức “kèo” nhậu ăn mừng.
Công tuyên bố: “Lâu lâu anh em mới nhậu với nhau một lần, chơi hết mình nha”. Vừa ngồi xuống bàn, Công đã gọi to: “Cho một thùng bia, 1 đậu hũ chiên, 4 chân gà nướng ”. Chủ quan đem mồi ra, cả bàn nâng ly lên uống cạn.
Công cho biết, tiền nhiều thì đi nhậu thường xuyên hơn, có hôm nhậu xong đi hát karaoke đến tận 2 giờ sáng mới về. Trên bàn nhậu, anh em thường trao đổi chuyện thi cử, rồi quay sang dạy nhau cách cưa cẩm bạn gái, sau đó là cụng ly rôm rốp cho đến khi tàn tiệc.
|
Cạnh bàn của Công, là nhóm 10 người đang tổ chức sinh nhật rôm rả. “Hôm nay là sinh nhật của Sơn, anh em chơi thoải mái”, đó là phát biểu của Trần Ngọc Sơn, sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM. Vừa
nói dứt lời các thành viên trong nhóm cầm ly mời Sơn “tới tấp”. Sơn nói: “Từ lúc tan trường buổi học chiều tới giờ, bọn tôi đã tụ tập tại đây nhậu mấy tiếng đồng hồ rồi, nhậu sớm rồi còn đi tăng 2, tăng 3 nữa chứ”. Cũng phải đến 21 giờ, nhóm Sơn thanh toán xong tiền và chuyển hướng đi tăng 2.
Hậu quả là, những cuộc nhậu "lên bờ xuống ruộng" trên khiến Công cháy túi khi chỉ mới vừa qua giữa tháng. Công chới với gọi bạn bè khắp nơi mượn tiền xài đỡ nhưng ai nấy đều kẹt cứng. Do đó, cậu phải nhịn ăn sáng, trưa ăn mì gói cầm hơi, còn tối ra chợ mua bó rau muống 3.000 đồng đem về xào tỏi một nửa, luộc một nửa, lấy nước luộc rau làm canh, ăn kèm với cơm chấm nước mắm ớt, đủ dằn bụng dù thiếu chất.
Công cho biết, khi ăn chơi liên tục, số tiền cha mẹ gửi lên đầu tháng đã "bốc hơi" lúc nào không hay.
“Có chơi thì có chịu thôi, sinh viên ai không vậy, lên voi xuống chó là chuyện thường. Bạn bè ngồi hết lại với nhau mình phải ngồi theo chứ không thể lẻ loi. Miễn cố gắng lấy được tấm bằng ra trường cho ông bà già vui là được”, Công chia sẻ.
tin liên quan
Người trẻ lương nhiêu mới sống được? - Kỳ 1: Lương 5 triệu vẫn để dành 2 triệuChi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn, đặc biệt là TP.HCM luôn khiến bao người đau đầu khi thu nhập vài ba triệu đồng. Song, vẫn không ít người tính được bài toán tiết kiệm để cuộc sống vừa đủ với thu nhập ít ỏi. Họ đã làm điều đó như thế nào?
(Còn tiếp)
Bình luận (0)