Trưa hôm qua (23.3, theo giờ VN), một chuyên trang thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ đã đăng tải đoạn phim dài 52 giây về việc phối hợp hoạt động giữa Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và Nhóm tác chiến viễn chinh USS America trên Biển Đông.
Nội dung không thông tin chính xác thời gian và địa điểm cụ thể khu vực nào trên Biển Đông, nhưng theo thông tin về đoạn phim trên thì nội dung được ghi vào ngày 22.3 (theo giờ Mỹ).
Uy lực và linh hoạt
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hoạt động trên là sự phối hợp giữa uy lực mạnh mẽ của nhóm tác chiến tàu sân bay với sự linh hoạt trong chiến đấu của nhóm tác chiến viễn chinh. Hoạt động này chứng minh Mỹ đủ sức tổ chức tác chiến linh hoạt ở bất cứ địa điểm nào trên thế giới.
Thứ nhất về uy lực sức mạnh thì đoạn phim thể hiện hình ảnh các loại chiến đấu cơ được triển khai tác chiến, đặc biệt là sự hiện diện của F-35. Đây không chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình mà còn là chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình đầu tiên được triển khai tác chiến cùng tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng. Hiện cả hai lớp tàu đổ bộ Wasp và America đều đã hoạt động cùng F-35. Chính vì thế, việc tập trận có sự phối hợp của F-35, cụ thể ở đây là phiên bản F-35B có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, cho thấy Mỹ có thể triển khai một lực lượng không quân mạnh mẽ để phối hợp tác chiến.
Bên cạnh đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt còn có cả tàu khu trục, tàu tuần dương vốn đều mang theo tên lửa hành trình Tomahawk. Cho nên, nếu triển khai chiến dịch quân sự, các nhóm tác chiến trên còn nhận được sự yểm trợ mạnh mẽ của tên lửa Tomahawk - loại tên lửa tấn công luôn được Mỹ sử dụng trong các cuộc xung đột hàng chục năm qua.
Trung Quốc lập trạm nghiên cứu trái phép ở Trường SaTân Hoa xã mới đây đưa tin Trung Quốc đã lập 2 trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và Xu Bi trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Tân Hoa xã khoe rằng 2 cơ sở mới có phòng thí nghiệm về sinh thái, địa chất và môi trường, nhằm hỗ trợ điều tra thực địa và nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa.
Tân Hoa xã còn dẫn một nguồn tin nói rằng một cơ sở nghiên cứu khoa học tích hợp về rạn san hô và biển nước sâu cũng đã được thành lập trong 2 trạm nghiên cứu mới, ngoài một trung tâm nghiên cứu đã được xây dựng trước đó trên đá Vành Khăn, cũng thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là chiêu bài của Bắc Kinh mà giới chuyên gia vẫn thường nhận định là nhằm sử dụng “khoa học dân sự” để củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Văn Khoa
|
Tập trận săn tàu ngầm và thông điệp của Trung QuốcTrong một diễn biến khác, ngày 21.3, tờ South China Morning Post dẫn thông tin từ hải quân Trung Quốc cho biết lực lượng này vừa tiến hành tập trận chống tàu ngầm bằng máy bay săn ngầm tại Biển Đông.
Trả lời Thanh Niên về diễn biến này, TS Swee Lean Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) cho rằng động thái của Trung Quốc không chỉ là tiến hành tập trận mà có thể còn nhiều nội dung khác chưa được công bố.
“Tuy nhiên, nội dung tập trận chống tàu ngầm được công bố cũng đã gửi đi thông điệp rằng hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì hoạt động mạnh mẽ dù trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành. Cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra sau khi Mỹ có hàng loạt động thái, như tiến hành tự do hàng hải (FONOP) hay tập trận trên Biển Đông nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền do Bắc Kinh đưa ra tại vùng biển này. Chính vì thế, việc tiến hành tập trận chống tàu ngầm mà Bắc Kinh vừa công bố còn nhằm “đe dọa” Washington, đồng thời thể hiện với người dân Trung Quốc rằng quân đội nước này đang sẵn sàng”, TS Koh đánh giá.
|
Khi kết hợp cả tàu đổ bộ đệm khí lẫn máy bay Osprey V-22 thì có nghĩa quân đội Mỹ đã tập trận đổ bộ cả bằng đường không lẫn đường biển. Nội dung này hoàn toàn tương thích với việc tập luyện khả năng đổ bộ từ nhiều hướng lên các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trên Biển Đông.
Từ những dữ liệu trên, có thể thấy nội dung của cuộc tập trận vừa được tiến hành là để triển khai phương án tác chiến toàn diện ở quy mô lớn và tính linh hoạt cao.
|
Lên án sự bành trướng và răn đe ý định manh động
Ngày 23.3, trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Quỹ Châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) cho biết: Những hành động của Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và Nhóm tác chiến viễn chinh USS America có thể được hiểu là thông điệp mà Washington muốn nhấn mạnh về việc không chấp nhận Bắc Kinh có hành vi bành trướng ở khu vực Biển Đông. Cuộc tập trận còn ẩn chứa cả thông điệp dù Mỹ đang cật lực ứng phó đại dịch Covid-19 nhưng không hề xao nhãng các hoạt động quân sự ở mức cao nhất tại những nơi cần thiết duy trì sự hiện diện. Mà ở đây chính là Biển Đông.
|
Lên án sự bành trướng và răn đe ý định manh động
Bên cạnh đó, theo PGS Nagy, Washington nhận thức rõ một lỗ hổng chiến lược đang tồn tại khi dịch Covid-19 đang lan rộng dẫn đến thế giới có nhiều bất ổn, kinh tế bị suy giảm nặng nề, thậm chí suy thoái. Lỗ hổng đó là một số nước, cụ thể là Bắc Kinh có thể lợi dụng tình hình để thực hiện các hành vi theo đuổi tham vọng bành trướng. Chính vì thế, Mỹ cần có hành động để đảm bảo không xảy ra những bước đi manh động. Trong bối cảnh hiện nay, các nước ASEAN cũng cần phối hợp phòng ngừa các hành vi bành trướng.
Bình luận (0)