Giải mã ý đồ của Nga và Ukraine giữa chiến trường gay cấn

16/01/2023 07:30 GMT+7

Chuẩn bị kéo dài sang tháng thứ 12 và chưa có một giải pháp khả dĩ nào để kết thúc xung đột, cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine đang trong trạng thái giằng co.

Ăn miếng trả miếng

Hôm qua (15.1), Hãng thông tấn TASS dẫn lời Thị trưởng thân Nga Alexey Kulemzin tại thành phố Donetsk, hiện do Nga và đồng minh kiểm soát, cùng ngày cho biết phía Ukraine đã pháo kích trở lại sau gần 1 ngày tạm ngưng. Theo đó, 5 quả pháo loại 155 mm đã tấn công thành phố này.

Hiện trường một khu vực ở Ukraine bị tên lửa Nga tấn công vào ngày 15.1

Reuters

Ngược lại, trang The Kyiv Independent dẫn lời các quan chức Ukraine cho biết Nga đã tấn công 12 vùng tại Ukraine trong ngày 14.1 bằng pháo và tên lửa. Ít nhất 28 dân thường thiệt mạng và 83 người bị thương. Liên quan diễn biến này, theo tờ The Guardian, các cuộc tấn công của Nga nhằm vào các cơ sở năng lượng của Ukraine cũng gây tình trạng mất điện ở 11 khu vực của Ukraine vào ngày 14.1.

Xem nhanh: Chiến dịch ngày 325, tên lửa Nga lại gây kinh hoàng, vì sao Ukraine bắn hạ UAV mà vẫn lo?

Cảnh báo không kích cũng được đưa ra ở nhiều khu vực tại Ukraine, bao gồm cả ở các thành phố lớn Kherson và Lviv. Trong bối cảnh đó, Ukraine đã kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhiều hơn sau khi quân đội nước này chịu tổn thất nặng nề trong các cuộc giao tranh tại Soledar và Bakhmut thời gian gần đây.

Ý đồ của hai bên

Trả lời Thanh Niên, một chuyên gia tình báo quốc phòng, là cựu đại tá quân đội Mỹ và từng điều hành một bộ phận tình báo quân sự của NATO ở vùng Balkan, đánh giá: “Đối với Ukraine, các vấn đề quân sự của Nga vẫn chưa được giải quyết và cả hai bên đang tiếp tục các chiến lược đang theo đuổi thời gian qua”.

Nga ra cảnh báo với Anh

Đại sứ quán Nga tại London (Anh) đã ra cảnh báo trước khi văn phòng Thủ tướng sở tại Rishi Sunak cuối ngày 14.1 thông báo nước này sẽ gửi 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 cùng pháo tự hành tới Ukraine.

Cụ thể, trong thông cáo báo chí được gửi cho Hãng tin TASS ngày 14.1, Đại sứ quán Nga tại London cảnh báo việc gửi xe tăng Challenger 2 của Anh tới Ukraine sẽ không giúp lực lượng vũ trang Ukraine lật ngược tình thế trên chiến trường mà sẽ dẫn đến sự leo thang trong xung đột và thương vong nhiều hơn.

Cam kết viện trợ Challenger 2, Anh gây sức ép cho Đức về cung cấp xe tăng chủ lực cho Ukraine

Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng London cam kết gửi xe tăng Challenger 2 và các hệ thống pháo bổ sung tới Kyiv, nhưng không tiết lộ số lượng chính xác.

Văn Khoa

“Nga ngày càng phụ thuộc vào máy bay không người lái (UAV), nhưng những thành công như thời gian đầu triển khai UAV đã không lặp lại sau khi Ukraine phát triển các chiến thuật để đối phó. Trong khi đó, UAV và lực lượng đặc nhiệm của Ukraine đang tấn công các mục tiêu ở khu vực hậu phương của Nga. Điều đó cho thấy người Nga có lỗ hổng an ninh và phòng không ở khu vực hậu phương”, vị chuyên gia phân tích.

Ông dự đoán trong những tuần sắp tới, cả hai bên đều muốn tấn công và sẽ dựa vào vũ khí tầm xa để tấn công vào những mục tiêu mà họ coi là mục tiêu chính.

“Nga sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, nhà máy nước và các tiện ích công cộng khác của Ukraine với hy vọng làm mất tinh thần của người Ukraine. Pháo binh Nga sẽ tấn công các khu vực được cho là tập trung đông quân Ukraine. Tuy nhiên, Moscow gặp hạn chế khi nguồn cung cấp đạn dược đang giảm đi nhanh chóng”, vị chuyên gia nhận định.

Theo ông: “Ukraine sẽ sử dụng vũ khí chính xác tầm xa chống lại hệ thống hậu cần quân sự như các doanh trại đóng quân và các phương tiện giao thông quan trọng của Nga. Lực lượng đặc nhiệm Ukraine sẽ tấn công các cây cầu phía sau tiền tuyến, kho đạn dược và các cơ sở thông tin liên lạc”.

Thành thạo vũ khí NATO, Ukraine đã 'là thành viên NATO trên thực tế'?

“Về mặt chiến lược và tác chiến: Nga chủ yếu ở thế phòng thủ nhưng sẽ tiến hành các cuộc tấn công để duy trì các tuyến phòng thủ và ngăn không cho Crimea bị cô lập. Ukraine có thế chủ động nhưng không đủ sức mạnh quân sự để tiến hành các chiến dịch tấn công quy mô lớn”, vị chuyên gia nói thêm và nhận định: “Có thể, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn chiếm lại Crimea, nhưng điều đó khó khả thi vào lúc này. Quân đội Ukraine sẽ thăm dò các phòng tuyến của Nga ở phía bắc để thu hút các lực lượng Nga ở đó và tấn công xuống phía nam bằng các cuộc tấn công quy mô nhỏ nhằm mục đích là cô lập Crimea để có thể chiếm lại vào mùa hè tới”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.