Sản lượng điện than trong năm nay sẽ giảm khoảng 8 tỉ kWh, tương đương 6% so với kế hoạch hồi đầu năm được duyệt để nhường chỗ cho điện mặt trời lên lưới.
Thông tin trên được ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm vận hành hệ thống điện Quốc gia (A0) báo cáo chiều 4.5, trong cuộc họp giữa Tập đoàn Điện lực VN (EVN) với gần 20 chuyên gia kinh tế, chuyên gia năng lượng về công tác vận hành hệ thống điện.
Ông Ninh cho hay, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc ưu tiên tối đa huy động nguồn điện năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, việc điều độ điện thời gian qua đã có nhiều thay đổi theo hướng giảm phát các nguồn điện truyền thống, dù đây là các nguồn giá rẻ hơn và chất lượng ổn định hơn.
|
Cụ thể, trong năm 2021, kế hoạch được Bộ Công thương phê duyệt là EVN sẽ huy động, sản xuất gần 126 tỉ kWh nhiệt điện than trong tổng số hơn 260 tỉ kWh của toàn hệ thống. Tuy nhiên theo ông Ninh, kế hoạch cập nhật đến cuối tháng 4 cho thấy khả năng sản lượng điện than huy động năm nay sẽ giảm khoảng 8 tỉ kWh, tương đương giảm khoảng 6%.
“Không chỉ có điện than, mà thuỷ điện cũng điều chỉnh rất nhiều để nhương chỗ cho năng lượng tái tạo. Trong 4 tháng đầu năm, tổng công suất khoảng 8.000
MW của tất cả các nhà tháy thuỷ điện lớn ở miền Trung, miền Nam đã ngừng hoàn toàn phát giờ vào cao điểm 11-12 giờ trưa”, ông Ninh nói.
MW của tất cả các nhà tháy thuỷ điện lớn ở miền Trung, miền Nam đã ngừng hoàn toàn phát giờ vào cao điểm 11-12 giờ trưa”, ông Ninh nói.
Báo cáo của EVN cho hay, với sự bùng nổ rất lớn năng lượng tái tạo trong 3 năm qua, trong 2020, tập đoàn đã huy động 10,2 tỉ kWh điện năng lượng tái tạo, tăng khoảng 2 tỉ kWh so với kế hoạch ban đầu. Trong đó, có 10,8 tỉ kWh điện mặt trời, cao hơn kế hoạch 1,2 tỉ kWh. Trong khi đó, EVN dự kiến năm 2021 sẽ huy động 26,3 tỉ kWh điện mặt trời, gấp hơn 2,5 lần năm qua.
Tính đến hết tháng 4.2021, cả nước có 17.000
MW điện mặt trời, trong đó gồm 9.200 MW điện mặt trời trang trại và 7.700 MW điện mặt trời mái nhà. Cùng với đó hệ thống đang có 612 MW điện gió đã vào vận hành. Dự kiến từ đây đến cuối năm 2021, hệ thống sẽ có thêm gần 4.000 MW điện gió nữa, hiện đang chạy đua xây dựng để hưởng cơ chế giá ưu đãi.
Bình luận (0)