100 điểm mâu thuẫn giữa 2 luật
|
Phó thủ tướng cho rằng, đơn giản hóa thủ tục là giảm quyền lực của cơ quan công quyền và tạo điều kiện cho người dân kinh doanh nên cần phải mở hơn nữa. "Thủ tục hành chính là công cụ quản lý nhưng sẽ không tốt, gây phiền hà nếu quá chặt. Những năm qua, môi trường đầu tư ở nước ta cũng được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn chậm, gây trở ngại, chậm trễ thời cơ, tốn kém cho đầu tư kinh doanh", ông Phúc nói.
Ông Phạm Gia Túc, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, phân tích từ lúc bắt đầu chuẩn bị đầu tư, doanh nghiệp phải nghiên cứu ít nhất 5 luật, 10 nghị định, 9 thông tư và hàng loạt những văn bản, thủ tục khác. Chưa hết, mỗi địa phương lại có những quy định khác nhau, thường xuyên thay đổi khiến doanh nghiệp muốn đầu tư không khác tự quăng mình vào "tổ nhền nhện" các quy định. Rồi tình trạng chồng chéo quy định giữa các luật, văn bản hướng dẫn... cũng làm cho môi trường đầu tư nước ta rối như canh hẹ.
Đại diện TP.HCM cho rằng, có tình trạng thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định của nhà nước. Điển hình nhất là giữa luật Đầu tư với luật Doanh nghiệp có đến 100 điểm mâu thuẫn. Đặc biệt về trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư.
"Một cửa" nhưng nhiều... ngách
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông ủng hộ mô hình "một cửa" đã triển khai trong các năm qua. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là dù đã một cửa nhưng vẫn còn nhiều “ngách”. Đơn cử, doanh nghiệp vẫn nộp hồ sơ tại Sở KH-ĐT, nhưng sau đó đến giấy phép quy hoạch 1/2.000 hoặc 1/500 lại chạy tới cơ quan quy hoạch xin. Rồi đụng tới đâu, tới cơ quan nào lại phải chạy tới cơ quan đó. “Trong khi, những thủ tục đó, về bản chất vẫn là do nhà nước nắm giữ nhưng vẫn cố tình hành dân. Những điều nhỏ lẻ, tham nhũng vặt khiến người dân rất khó chịu. Khó chịu không chỉ vì mất tiền, mà vì mất tiền nhưng vẫn không được việc”, ông Đông nói.
Ông Đông đề xuất, để giải quyết tình trạng trên, có thể mở dịch vụ làm giấy tờ, thủ tục có thu phí trọn gói. “Theo khảo sát của Bộ KH-ĐT, nhiều doanh nghiệp đều ủng hộ điều này để họ có thể công khai hóa, có hóa đơn thống kê tổng mức đầu tư. Điều này vừa tạo thêm thu nhập hợp pháp cho cán bộ công chức, lành mạnh hóa, hình ảnh cơ quan công quyền cũng được cải thiện và cũng vừa giảm tình trạng cò lộng hành, nạn đút lót", ông Đông nói.
Đồng quan điểm, đại diện Bộ Nội vụ cho biết tại các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Thuận cũng đã manh nha thành lập một số trung tâm dịch vụ hành chính công để giảm thiểu phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, về vấn đề thu phí, vị này lưu ý cần phải xem xét kỹ vì theo nguyên tắc, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ thực hiện thủ tục cho người dân, nếu thu phí là trái nguyên tắc. Dù vậy, ông thừa nhận, nếu có “nộp phí” thì đa số các thủ tục hành chính sẽ được làm nhanh hơn.
Một cửa chỉ nên có một “khóa” Ủng hộ mô hình một cửa nhưng Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, một cửa chỉ nên có một “khóa” để dễ hơn cho nhà đầu tư. Cũng theo ông Trường, để giảm thủ tục trong đầu tư, xây dựng, đất đai, Chính phủ cần đứng ra tổ chức rà soát để loại bỏ những thủ tục không cần thiết. Vì nếu Bộ nào chủ trì rà soát thì lại dễ nghiêng về ngành mình, ít loại trừ thủ tục. Ông Trường kiến nghị phải phân cấp, phân quyền mạnh, không ôm quyền về T.Ư quá nhiều. Sớm xây dựng và ban hành được bộ thủ tục hành chính tiêu chuẩn, công khai minh bạch, đẩy mạnh rà soát, hậu kiểm... để bớt được thủ tục, bớt khổ cho nhà đầu tư. |
Lê Quân
>> 5 thủ tục hành chính đối với Công ty quản lý tài sản của các TCTD VN
>> Mất quá nhiều thời gian cho thủ tục hành chính
>> Bãi bỏ 35 thủ tục hành chính
>> Sửa đổi, ban hành mới 3 thủ tục hành chính
>> Bỏ 47 thủ tục hành chính lĩnh vực y tế
>> Doanh nghiệp FDI “kêu” thủ tục hành chính
>> TP.HCM bỏ chín thủ tục hành chính
>> Thủ tục hành chính vẫn còn gây phiền hà người dân
Bình luận (0)