'Giảng viên' robot

27/05/2017 14:01 GMT+7

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với người lao động, bắt buộc việc đào tạo cũng phải thay đổi để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có khả năng thích ứng cao.

Nói về những tác động rõ nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động đào tạo, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vũ, Trưởng khoa tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận: “Gần đây, một số trường ĐH không ngần ngại chi tiền để mua robot về giảng dạy môn tiếng Anh cho sinh viên như Trường ĐH Lạc Hồng và một số trường tại Hà Nội. Máy móc đã thay thế được con người để làm được rất nhiều việc, trong đó có cả việc dạy học. Bằng lập trình tuyệt vời, robot có thể làm điều đó tốt hơn một giảng viên tiếng Anh. Như vậy có quá nhiều thách thức đặt ra đối với các trường, đối với giảng viên và cả người học, buộc chúng ta phải thay đổi”.
Theo thạc sĩ Lâm Văn Quản, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượng cung và cầu cũng như cơ cấu lao động. “Nó không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả người có kỹ năng bậc trung nếu họ không trang bị những kỹ năng mới. Muốn vậy, giáo dục đào tạo không thể theo phương thức truyền thống mà phải luôn tư duy và đổi mới”, ông Quản cho hay.

tin liên quan

Giáo dục thời 4.0
Tôi là một nhà giáo. Ước mơ của một nhà giáo về nền giáo dục nước nhà những năm cuối của thập niên thứ hai thế kỷ 21 là gì?

Trong tương lai, số lượng giảng viên ảo có thể nhiều hơn giảng viên thực, là dự đoán của tiến sĩ Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM. Bà Nga cho rằng thông qua các đột phá về công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ nano, các trường phải đào tạo lại đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý cách làm chủ công nghệ thông tin, thay đổi chương trình đào tạo, phương thức giảng dạy để có thể quản lý, giảng dạy qua phần mềm mà không cần đội ngũ nhân lực như hiện nay.
Chia sẻ về cách tư duy đổi mới trong giáo dục, ông Nguyễn Thành Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Funix, nói: “Chúng ta có thể coi hoạt động đào tạo bây giờ giống như hoạt động của một chuyến xe Uber, sử dụng công nghệ để hoàn tất một hành trình. Trường học là phải biết được “điểm ban đầu” của sinh viên nằm ở đâu, muốn đến cái đích nào, sau đó xây dựng quãng đường mà sinh viên phải vượt qua. Người học sẽ chính là “tài xế” tự điều khiển hành trình kiến thức của mình, giảng viên chỉ là người hướng dẫn hành trình đó phải trải qua những chặng nào...”. Theo ông Nam, ở thời này, người học ở tất cả các ngành nghề nhất thiết phải được học kiến thức làm chủ máy tính và mạng, khởi nghiệp, luật lao động, luật doanh nghiệp, quản lý tài chính và thậm chí lập trình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.