Chia sẻ với Báo Thanh Niên, Giáo sư Ngô Bảo Châu (ảnh) cho rằng từ năm 2011, kể từ chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học được chính thức khởi động, chúng ta đã có những bước phát triển rất tốt, được cộng đồng quốc tế công nhận.
|
Được cộng đồng quốc tế công nhận
GS Lê Tuấn Hoa, Viện trưởng Viện Toán học Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN, cũng cho biết toán của chúng ta đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là có sự tăng vọt về số lượng công trình được công bố quốc tế, ông đánh giá gì về vấn đề này?
Đúng là so với Mỹ, Pháp thì chúng ta kém toàn diện. Nhưng so với châu Á (trừ Trung Quốc, Nhật Bản) thì tôi thấy cũng không đến nỗi nào. Đặc biệt, từ năm 2011, kể từ chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học được chính thức khởi động, với mục tiêu là phát triển nền toán học mạnh mẽ về mọi mặt, nhằm tương xứng với tiềm năng trí tuệ của người VN, thì chúng ta đã có những bước phát triển rất tốt, được cộng đồng quốc tế công nhận.
Chẳng hạn điều mà ai cũng có thể nhìn thấy là số lượng bài báo công bố quốc tế của ta hiện khá đáng kể (cao hơn Singapore), mặc dù tôi rất không thích đánh giá qua các con số vô hồn, nhưng vẫn cần được nhắc tới. Trong 5 năm, kể từ sau khi khởi động chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học, số công trình toán học được công bố quốc tế gấp 2,5 lần so với thời kỳ 2006 - 2011. Ngoài ra, với tư cách là người tham gia duyệt hồ sơ cho các ứng viên đến làm việc tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán hằng năm, tôi nhận thấy rất rõ sự lớn lên về chất và về lượng của đội ngũ toán học trong nước.
Công bằng mà nói thì dù sao cũng phải thấy VN là một nước nhỏ về khoa học. Thông thường trình độ toán học VN phản ánh vị thế của đại học VN trên thế giới, nhưng tôi nghĩ nó đứng cao hơn vị thế chung đó. Khi tôi nói chuyện về toán học của VN với các nhà khoa học các nước, tôi nhận thấy ở họ có một sự tôn trọng nhất định.
tin liên quan
Chàng trai cao điểm nhất kỳ thi Olympic toán quốc tế 2017Cùng với hai học sinh Amirmojtaba Sabour (Iran) và Yuta Takaya (Nhật Bản), Hoàng Hữu Quốc Huy (học sinh lớp 12 chuyên toán 1, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa-Vũng Tàu, 35 điểm) chính là những thí sinh cao điểm nhất kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 58 (IMO 2017) vừa diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil).
Có một sự trùng hợp nào không, khi mà những năm 2011 - 2012 trở về trước tình hình “thi đấu” của các đội tuyển toán VN của chúng ta khá tệ, còn gần đây ngày càng khả quan?
Đúng là trong nhiệm vụ của chương trình không chỉ hướng tới toán học đỉnh cao mà còn có mục tiêu góp phần phát triển phong trào học toán trong các trường phổ thông và ở các trường ĐH. Trong 5 năm qua, chương trình đã tổ chức 12 trường hè bồi dưỡng giáo viên (450 lượt giáo viên tham gia) nhằm cung cấp những nội dung kiến thức cần thiết, sau khi được tập huấn, họ đã thực sự trở thành “máy cái” để bồi dưỡng kiến thức cho các giáo viên khác và học sinh các đội tuyển toán. Chương trình cũng đã tổ chức 12 trường hè toán học cho học sinh THPT chuyên toán với 1.500 lượt em tham gia, gồm những học sinh xuất sắc của các trường chuyên trong toàn quốc, do các thầy giáo dày dạn kinh nghiệm về toán phổ thông giảng dạy và hướng dẫn. Rất nhiều em đã tích lũy được kiến thức và trở thành các hạt nhân của các đội tuyển quốc gia và đội tuyển quốc tế.
tin liên quan
Việt Nam đoạt 4 huy chương vàng tại cuộc thi toán quốc tế IMO 2017Đội tuyển dự thi toán quốc tế IMO 2017 của Việt Nam đã đoạt 4 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng, và xếp thứ ba trong bảng tổng sắp không chính thức.
Không bi quan về toán học VN
Tuy nhiên, cũng có nhận xét toán VN thua thế giới về mọi mặt. GS nghĩ gì về nhận định này?
Trên bình diện chung tôi thấy không có gì để bi quan như thế. Thậm chí tôi cho rằng bức tranh hiện tại khá sáng sủa. Bởi ngoài những gì tôi đã nêu ở trên, chúng ta còn có thể nhìn ra những gì mà các nhà toán học VN đang làm việc ở nước ngoài đạt được. Phải kể đến, bởi hiện nay họ tuy làm việc ở các trường ĐH lớn của thế giới nhưng vẫn đang thực sự đóng góp tích cực cho toán học VN, thông qua các hoạt động cụ thể tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán. Mà những người này hiện đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong cộng đồng toán học quốc tế.
Chẳng hạn như có thể nhìn vào danh sách báo cáo mời tại hội nghị toán học thế giới (ICM, được tổ chức 4 năm/lần) để tự hào rằng người Việt xuất hiện ngày càng nhiều. Đối với toán học thì có một đánh giá mà mọi người khá tin tưởng, đó là việc ai đó được báo cáo mời tại hội nghị toán học thế giới. Bởi được báo cáo mời, dù là ở tiểu ban, trong hội nghị toán học thế giới, thường phải có các công trình lớn, sáng giá nhất của từng chuyên ngành trong vòng 4 năm gần nhất.
tin liên quan
Toán Việt Nam cái gì cũng kém so với thế giớiĐó là nhận xét của các chuyên gia trong một thảo luận nhân sự kiện gặp gỡ toán học mới đây do Viện Toán học - Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN và những người bạn tổ chức.
Nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý đến Quy Nhơn
Chiều 23.7, GS Gerardus’t Hooft (71 tuổi, GS vật lý tại ĐH Utrecht, Hà Lan - nhận giải thưởng Nobel Vật lý vào năm 1999) đã đến TP.Quy Nhơn (Bình Định) để tham dự các sự kiện trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ VN 2017 do Hội Gặp gỡ VN (Pháp) và UBND tỉnh Bình Định tổ chức.
Theo kế hoạch, sáng nay (24.7) GS Gerardus’t Hooft sẽ tham dự hội thảo khoa học Khám phá vũ trụ tối diễn ra tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE, ở TP.Quy Nhơn). Chiều 25.7, GS Gerardus’t Hooft sẽ có buổi nói chuyện khoa học đại chúng với chủ đề: Về các định luật cơ bản của tự nhiên.
Hoàng Trọng
|
Học sinh VN giành 4 huy chương vàng Olympic vật lý quốc tế
Ngày 23.7, tin từ Bộ GD-ĐT cho biết cả 5/5 học sinh VN dự thi Olympic vật lý quốc tế lần thứ 48 (được tổ chức tại Indonesia từ ngày 16 - 24.7) đều giành huy chương, trong đó có 4 huy chương vàng và 1 huy chương bạc. 4 huy chương vàng thuộc về: Đinh Anh Dũng (Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam), Tạ Bá Dũng (Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Thế Quỳnh (Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình), Trần Hữu Bình Minh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An). Huy chương bạc thuộc về Phan Tuấn Linh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An).
Kỳ thi Olympic vật lý quốc tế năm 2017 có 424 thí sinh của 86 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Với kết quả trên, đoàn VN đứng thứ 5, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Singapore. Đây là thành tích cao nhất của đội tuyển Olympic vật lý nước ta từ trước đến nay.
Tuệ Nguyễn
|
Lo ngại về toán ứng dụng
GS Ngô Bảo Châu cho rằng 3 năm gần đây, đoàn VN đã có kết quả rất tốt ở kỳ thi IMO. Năm nay đặc biệt tốt. Những thành tích này trước hết là nỗ lực cá nhân của các học sinh và công sức của các thầy. Mặt khác, khó có thể phủ nhận những thành tích xuất sắc này nảy nở trên nền chung của phong trào học toán, dạy toán đã khởi sắc trong phạm vi cả nước. Đáng lưu ý, những thí sinh đạt thành tích xuất sắc nhất không còn là học sinh của các trường chuyên hay ở thành phố lớn, mà đa số đến từ trường chuyên các tỉnh, rải rác khắp cả nước.
“Tuy nhiên, hiện tại toán ứng dụng của chúng ta đang kém, và đây là điều tôi rất lo lắng mấy năm qua. Đào tạo toán ứng dụng của VN hầu như chưa có, nên khi thực hiện một số đề tài cụ thể thì thực sự thiếu những người giỏi nghề. Hiện tôi rất kỳ vọng trong việc sang năm anh Hồ Tú Bảo (đang làm GS ở Nhật - PV) về VN làm việc hẳn. Chúng tôi đã có kế hoạch thành lập một trung tâm về khoa học dữ liệu để khi anh Hồ Tú Bảo về không chỉ bản thân anh sẽ làm mà còn lôi cuốn thêm nhiều bạn trẻ khác giỏi về làm dữ liệu cùng tham gia.
|
Bình luận (0)