Đây thực chất là câu hỏi vận dụng (thấp) ở phần đọc hiểu của cấu trúc đề thi trước đây nhưng được tách riêng. Vì vậy có sự tích hợp với văn bản đọc hiểu, yêu cầu dài hơn (khoảng 200 chữ) và thang điểm cũng cao hơn (2 điểm).
Với thời gian làm bài môn văn được rút ngắn từ 180 phút trước đây xuống còn 120 phút, thì câu hỏi này gánh vác 2 nhiệm vụ: đánh giá kỹ năng đọc hiểu văn bản và liên hệ vận dụng vào cuộc sống, đánh giá về tư duy xã hội và kỹ năng tạo lập văn bản ngắn gọn của thí sinh.
tin liên quan
3 anh em sửa xe miễn phí ngày ngập nước vào đề thi môn vănSáng nay 16.12, hàng ngàn học sinh khối lớp 8 tại quận 3, TP.HCM, có dịp bày tỏ những suy nghĩ của mình về 3 chàng trai sau khi tan ca làm đã xách đồ nghề sửa xe chạy tới điểm ngập trên đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình, TP.HCM) để thay bugi, sửa xe miễn phí cho người dân.
Phải xác định được những mục đích trên thì thí sinh mới có cơ sở làm bài đúng. Vì quan sát nhiều mùa thi, chúng tôi thấy thí sinh mắc nhiều lỗi ở phần này. Như không đảm bảo yêu cầu độ dài (viết quá ngắn hoặc quá dài), viết thành một bài văn chứ không phải đoạn. Một lỗi phổ biến của hầu hết thí sinh là không làm chủ được thao tác khi triển khai, nên không làm nổi bật được trọng tâm vấn đề, không làm rõ được những khía cạnh nội dung theo yêu cầu đáp án chấm. Nhiều bài làm đào quá sâu về thao tác này mà bỏ sót thao tác kia, vì vậy bài viết thiếu hài hòa, cân xứng...
Để có bài viết hiệu quả, ngoài việc chú ý đến các điểm hạn chế trên, cần phải thấy rằng, thay vì bài văn thường có 3 phần (mở, thân và kết) với nhiệm vụ riêng của nó thì đoạn văn cũng có 3 phần là mở đoạn, triển khai và kết đoạn nhưng chỉ viết một đoạn.
tin liên quan
Định hướng cách ôn thi môn vănTheo đề thi minh họa môn văn mà Bộ GD-ĐT đã công bố, đi sâu vào từng câu, dễ thấy đề thi lần này yêu cầu cao hơn về độ khó.
Ở phần mở đoạn, nếu vấn đề nghị luận yêu cầu thí sinh rút ra ý nghĩa từ văn bản thì phải xác định cho đúng để mở đoạn đúng hướng, nếu không xem như lạc đề. Nếu đề cho là một ngữ liệu trích dẫn từ văn bản thì nên dùng nó để mở đoạn trực tiếp.
Phần triển khai đoạn văn, tùy theo đề bài mà vận dụng kết hợp các thao tác lập luận cho hiệu quả, nên ưu tiên thao tác nào và thao tác nào không cần thiết. Tư duy thông thường trong hành văn, có các thao tác lập luận theo trình tự sau: giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ...
Phần kết đoạn phải cho người đọc thấy được suy nghĩ, nhận thức, cũng như bài học rút ra từ vấn đề của người viết.
Ngoài ra phải kèm theo yếu tố biểu cảm, chú ý đến chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu...
tin liên quan
Ngại học văn vì... sách giáo khoa!: Để giáo viên và học sinh tự chọn tác phẩmChỉ nên bắt buộc dạy một số tác phẩm có giá trị đỉnh cao về tư tưởng, nghệ thuật và dành thời lượng lớn để giáo viên, học sinh chọn văn bản để dạy học môn ngữ văn.
Bình luận (0)