Phải thay đổi cơ chế cấp phát để trường công và tư bình đẳng

21/09/2017 16:49 GMT+7

Tại tọa đàm đóng góp ý kiến sửa đổi các luật về giáo dục , bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, phải thay đổi cơ chế cấp phát để bình đẳng trường công và trường tư.

Sáng nay 21.9, Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học Việt Nam đã tổ chức tọa đàm đóng góp ý kiến sửa đổi các luật về giáo dục, gồm luật Giáo dục, luật Giáo dục đại học, luật Giáo dục nghề nghiệp.
Theo GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng đại học dân lập Hải Phòng, việc cấp ngân sách Nhà nước, chỉ duy nhất có 1 khoản ở điều 64 của luật Giáo dục đại học ghi “Các nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học bao gồm: ngân sách Nhà nước (nếu có)”. Với quy định như vậy, trong bối cảnh các cơ sở giáo dục đại học có quá nhiều cơ quan chủ quản thì vấn đề cấp ngân sách cho các trường thực tế sẽ càng có nhiều sự khác biệt, sự mất công bằng giữa các trường và giữa người học ở các trường vì thế càng gia tăng.

tin liên quan

Đề xuất nghiên cứu sửa đổi luật Giáo dục ĐH
Tại hội thảo chuyên đề Cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục ĐH, đại diện Trường ĐH Luật TP.HCM báo cáo tóm tắt đề xuất 'Nghiên cứu những luận cứ khoa học sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục ĐH năm 2012'.
 Cụ thể, GS Nghị phân tích một số bất cập về nguyên tắc và cơ chế cấp kinh phí từ ngân sách và các hỗ trợ của Nhà nước cho người học, cho các cơ sở giáo dục đại học. “Sinh viên học tại các trường đại học của Việt Nam đang gián tiếp bị phân biệt đối xử do chính sách cấp ngân sách, cho vay vốn ưu đãi và các hỗ trợ khác cho giáo dục của Nhà nước, đối với các cơ sở giáo dục là khác nhau. Riêng với các trường ngoài công lập, từ mầm non đến đại học, do không được cấp ngân sách của Nhà nước nên người học ở đây nhiều năm qua không được hưởng sự ưu đãi gián tiếp của Nhà nước. Không những thế sinh viên các trường ngoài công lập còn phải chịu đóng nhiều khoản thuế, như: thuế ở ký túc xá, thuế ăn uống, thuế gửi xe trong trường..., thậm chí cả tiền thuê đất của Nhà nước để xây dựng trường”, ông Nghị nói.
toa-dam-gop-y-cac-luat-ve-giao-duc
GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường đại học dân lập Hải Phòng Ảnh Lê Hiệp
GS Nghị đặt vấn đề: “Cũng là công dân của một đất nước, cũng có điểm đầu vào ngang với sinh viên trường khác, nhưng tại sao họ lại phải chịu hoàn toàn kinh phí đào tạo, phải đóng thuế và phải trả tiền thuê đất của Nhà nước, trong khi người học ở trường công thì không, thậm chí còn được hưởng thêm?" 
GS Nghị đề xuất cần làm rõ nguyên tắc, cơ chế cấp kinh phí và các hỗ trợ khác của Nhà nước đối với người học trong các cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử với người học ở cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Phát biểu tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT chia sẻ kế hoạch lộ trình xây dựng sửa đổi bổ sung 2 luật là luật Giáo dục và luật Giáo dục đại học. Theo đó, Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến để xây dựng dự thảo sửa đổi bổ sung 2 luật, để tháng 1.2018 trình dự luật với Chính phủ, với hy vọng tháng 5.2018 Chính phủ kịp trình xin ý kiến Quốc hội, để kỳ họp tháng 10.2018, có thể thông qua.
Bà Phụng cũng nêu một số nội dung mà dự thảo sửa đổi, bổ sung 2 luật sẽ đề cập, trong đó có vấn đề cấp phát kinh phí Nhà nước cho giáo dục đại học. Bà Phụng nói: “Chúng tôi nghĩ rằng hoàn toàn phải thay đổi cơ chế cấp phát, để làm sao bình đẳng giữa công - tư, bình đẳng giữa người học trường công, trường tư…”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.