Hình ảnh, âm thanh về loài chim biển với rất nhiều
rác thải nhựa trong bụng đang được trưng bày tại một tại Q.10, TP.HCM. Bên cạnh chim biển, hình ảnh và tiếng kêu của con rùa biển với ống hút nhựa cắm vào một bên mắt; hay hình ảnh và tiếng kêu bất lực của con hải cẩu khi bị vướng vào lưới nhựa trên biển cũng khiến người xem phải suy nghĩ.
Gây ấn tượng mạnh cho người dự triển lãm, tác động mạnh mẽ tới cả thị giác, xúc giác và thính giác, triển lãm “Trạm nghiên cứu xanh” đang diễn ra tại số 11 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM thu hút đông đảo người trẻ đến xem trong những ngày qua.
Ám ảnh tiếng kêu chim biển
|
Chị Thanh, trú Q.2, TP.HCM, làm việc trong lĩnh vực
giáo dục và con trai - bé Bình Nguyên (học sinh lớp 2, Trường tiểu học Mỹ Thủy) trong sáng nay 20.1 đã chú ý rất lâu nơi chiếc hộp trưng bày mô hình con chim biển nằm chết, bên trong đầy rác thải nhựa. Khi nút âm nhạc được khởi động, tiếng kêu của con vật đầy bi thảm khiến bé Nguyên và chị Thanh nhíu mày.
Phía dưới mô hình chim biển chết, trong bụng đầy rác thải nhựa có những thông tin rất đáng suy ngẫm: “Không chỉ những loài động vật sống ở biển mà ngay cả những loài vật sải cánh bay trên bầu trời cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa. Hiện nay có đến 90% các loài chim biển ăn phải nhựa. Không dừng lại ở đó, một nghiên cứu đã dự báo rằng đến năm 2050, tới 99% chim biển đều ăn phải nhựa”.
Hải cẩu vướng trong lưới trên biển, không thể thoát
|
Ám ảnh tiếng kêu của loài chim biển trước khi chết, trong bụng đầy rác thải nhựa
|
Hình ảnh đầy ám ảnh của rùa biển bị ống hút nhựa cắm vào mắt
|
“Tôi luôn cố gắng mỗi ngày có thể làm tốt nhất việc sống xanh của mình, không đến nỗi cực đoan nhưng sẽ làm sao để mình cảm thấy thanh thản nhất. Như là cố gắng mang bình nước cá nhân đi bên mình nhiều nhất, dùng túi vải… Tôi nghĩ con trai cũng được ảnh hưởng tốt từ những thói quen đó. Điều rất vui là bây giờ trong trường tiểu học của cháu cũng dạy rất nhiều kiến thức liên quan tới tác hại của rác thải nhựa, cách
bảo vệ môi trường”, chị Thanh nói.
Ở khu vực “Trạm hoán đổi”, anh Nguyễn Quốc Việt, 27 tuổi, làm việc tại Joy Food, chuyên về những sản phẩm hộp đựng thực phẩm, ly, đĩa… hoàn toàn từ bã mía rất chăm chú trước những vật dùng có thể giúp mỗi người thải ít rác thải nhựa ra mỗi ngày. Như bình nước cá nhân có thể giúp chúng ta hạn chế dùng ly nhựa; hộp cơm mang đi giúp giới văn phòng không dùng hộp nhựa, muỗng nhựa; túi vải có thể giúp bớt dùng túi ni lông đi…
Mẹ con chị Thanh mua ống hút làm từ bã cà phê
|
“Sống xanh đang là xu hướng. Tôi thấy
giới trẻ hiện nay rất ủng hộ những nhà hàng, quán ăn… có sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Ví dụ như là quán cà phê có dùng ống hút cỏ, ly sứ chẳng hạn, dù giá thành cao hơn một chút, nhưng ai cũng sẽ ủng hộ”, anh Việt nói.
Không chỉ có các không gian trưng bày, chiếu phim được chia thành “trạm biến hình”, “trạm điều tra”, “trạm X-quang”, “trạm cảm nhận”…, Trạm nghiên cứu xanh còn thu hút đông đảo người trẻ mỗi buổi tối khi dạy các kỹ năng thực hành như làm sao để biến quần áo cũ thành túi xách; chơi trò chơi liên quan
sống xanh.
Không gian "trạm hoán đổi" đông đảo người trẻ trải nghiệm
|
Chị Lam, làm việc tại Q.Tân Phú, TP.HCM tìm hiểu về những vật dụng có thể thay thế, để giảm bớt rác thải nhựa
|
Học sinh xem phim về bảo vệ môi trường, sống xanh tại triển lãm
|
"Trạm nghiên cứu xanh" do CHANGE - đơn vị tâm huyết với các vấn đề môi trường - phát triển và Đại sứ quán Pháp tổ chức, diễn ra từ 16 tới 22 giờ tối 20.1.
Chị Ngô Thị Thanh Thảo, đại diện ban tổ chức, cho biết sự kiện mong muốn tất cả mọi người được hóa thân thành những học viên của viện nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay, tìm ra giải pháp thay thế thiết thực, hướng đến lối sống xanh bền vững và
bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Bình luận (0)