Chủ trì buổi giao lưu, đối thoại, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chia sẻ: “Thành phố phát triển nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa thật sự hoàn thiện. Chúng tôi mong muốn cán bộ, công chức trẻ tham gia phản biện với tư cách là người trong cuộc, cùng mở ra không gian đối thoại dân chủ, thoải mái để tìm ra giải pháp mới”.
tin liên quan
Nhiều cơ hội cho người trẻ làm quản lýTheo anh Phạm Hồng Sơn, Bí thư Thành đoàn TP.HCM, thời gian qua Thành đoàn tổ chức nhiều phong trào, cuộc vận động để phát huy vai trò thanh niên, cán bộ, công chức trẻ. Trong đó, có phong trào 3 trách nhiệm: trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với công việc và trách nhiệm với bản thân. Đây là phong trào khởi phát từ Thành đoàn TP.HCM, và từ 2014 Trung ương Đoàn đã nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc để cổ vũ, rèn luyện đoàn viên, thanh niên.
“Mẹ chồng em lại nuôi 2 đứa em…”
|
Đặc biệt, vấn đề liên quan đến việc sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ trẻ ở các cơ quan, đơn vị cũng thu hút nhiều ý kiến. Góp ý thêm về chương trình đào tạo nguồn nhằm xây dựng đội ngũ kế cận góp phần phát triển bền vững thành phố, chế độ phúc lợi, bố trí, trọng dụng tri thức trẻ, chị Lê Châu Khánh Vy, Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêmđề nghị cần có cơ chế thu hút, đào tạo, giữ chân trí thức trẻ, đặc biệt là tạo môi trường thăng tiến công bằng trong cơ quan hành chính nhà nước.
Đề cập cụ thể về mức lương hiện nay, một công chức trẻ Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, “kể khổ”: “Vì lương thấp nên chồng nuôi em, mà chồng em cũng là công chức nên rốt cuộc mẹ chồng em lại nuôi 2 đứa em”.
Trong khi đó, một công chức Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho rằng việc chi trả lương phải dựa trên nguyên tắc: đúng vị trí việc làm, thâm niên và năng lực công tác, hiệu quả làm việc, chứ không nên “cào bằng” như hiện nay.
|
Có cần phải “chạy” để được làm công chức?
|
“Nhiều năm qua thành phố thực hiện chương trình đào tạo cán bộ nguồn. Theo đó, thành phố chọn lựa sinh viên khá giỏi, cử đi đào tạo trong và ngoài nước để tiếp tục nâng cao trình độ, sau khi học xong về sẽ được phân bổ đến các sở, ngành, quận, huyện”, ông Đỗ Văn Đạo nói.
Về vấn đề có cần phải “chạy” để được làm công chức hay không?, ông Đỗ Văn Đạo khẳng định: “Dư luận thì có câu chuyện đó, nhưng tại TP.HCM thì việc tuyển công chức qua thi tuyển công khai, nếu đáp ứng được yêu cầu và vượt qua thử thách của kỳ thi đó về kiểm tra kiến thức, năng lực mới có thể trở thành công chức. Chuyện gửi gắm này kia nếu có thì cũng không có tác dụng gì cả, vì tất cả đều phải qua thi tuyển công khai”.
Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết dự kiến trong quý 1 năm 2018, HĐND TP.HCM sẽ thông qua đề án tăng thu nhập cho cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố.
Bình luận (0)