Xin lỗi và cảm ơn
Theo Huỳnh Hiền, sinh viên (SV) Trường ĐH Mở TP.HCM, đó là thử tổng kết lại một năm qua bản thân đã làm được và chưa làm được những gì so với kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Nhìn nhận lại mọi việc làm có tốt không, qua đó tìm nguyên nhân khiến kế hoạch bị dở dang, rút những kinh nghiệm để năm sau làm tốt hơn. “Và đừng quên xin lỗi những ai mà mình đã trót làm tổn thương. Xin lỗi không hẳn vì có lỗi, mà xin lỗi là để mình nhẹ lòng hơn”, Hiền nói.
Còn Thu Hoài (SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho rằng sẽ gửi mail, nhắn tin hay gọi điện cho những người đã ảnh hưởng và giúp đỡ mình trong suốt năm qua, cũng như chúc họ có năm mới thành công, hạnh phúc.
tin liên quan
Bạn trẻ rạng rỡ du xuân Sài GònTiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khuyên người trẻ nên nhắn tin xin lỗi ít nhất 5 người mình đã từng làm tổn thương họ trong năm qua, dù chuyện xảy ra đã lâu. Bên cạnh đó hãy nhắn tin cảm ơn ít nhất 10 người đã giúp đỡ mình, vì nhờ có họ mình mới có được những thành công.
Với Đức Phú (nhân viên Ngân hàng Agribank, chi nhánh Q.2, TP.HCM) thì: “Cả năm trời đi làm ở xa, không được bên gia đình. Nên cuối năm là dịp để mình đóng vai “con ngoan, con đảm đang”. Sẽ phụ bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, quét mạng nhện, sắp xếp lại đồ đạc, thay đổi vị trí các vật dụng như tranh tường, bàn ghế cũng như sơn sửa cửa nhà, trang trí hoa… để có không gian sống “bừng sáng” hơn dịp tết và năm mới”.
Lập mục tiêu cho năm mới
Tiến sĩ Khắc Hiếu cũng khuyên bạn trẻ nên lọc lại xem năm qua ai làm mình bực bội, ức chế nhiều nhất? Bỏ qua được cho ai thì bỏ. Bỏ hết càng tốt. Hãy lấy sổ ra gạch đầu dòng những thứ mình đã làm được trong năm qua. Gạch ra những thứ mình thất bại. Ghi ra những bài học nhớ đời năm sau phải né. Hãy ghi 4 mục tiêu lớn nhất cho năm 2018, gồm: gia đình, sự nghiệp, sức khỏe, sở thích. Hãy vẽ lên tờ giấy, in vào não và cất giữ bên mình.
Cũng theo ông Hiếu: “Vào đêm cuối năm, nếu ở với gia đình, hãy ở nhà đừng đi đâu cả. Nếu không sợ sến, hãy chụp chung một tấm cả nhà và đăng lên Facebook. Nếu không dám chụp thì cất điện thoại vô ngồi trò chuyện cho ấm cúng chứ đừng lướt mạng xã hội. Còn nếu đang ở xa quê, đừng quên gọi điện về cho bố mẹ, người thân. Sau đó hãy nhắn tin ngay cho cái đứa mình đang để ý, rủ bạn cùng đi đón giao thừa cho đỡ buồn, đỡ lạc lõng”.
tin liên quan
Những sinh viên xa nhàCũng chia sẻ về câu chuyện nên làm gì vào dịp cuối năm, tiến sĩ Lê Thẩm Dương (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho rằng nên viết ra những điều đã đạt được trong năm cũ. Dù điều đạt được lớn hoặc nhỏ, nhưng đó là một cách động viên tuyệt vời nhất. Nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực. Và đừng quên viết ra những mục tiêu cho năm mới. Có thể viết ra trên trang Facebook cá nhân và đặt chế độ riêng tư để cuối năm tiện xem lại. Bởi việc viết ra cũng tăng rất nhiều khả năng bạn sẽ đạt được nó.
Ông Dương khuyên: “Cần xóa bớt những người đã lâu không còn tương tác. Vì quan hệ cần nhất là chất lượng chứ không phải số lượng. Hãy thử bày tỏ tình cảm với một người mà mình yêu mến nhất. Hãy nói ra lòng mình. Rồi thay cái ảnh đại diện và ảnh bìa trang cá nhân sao cho tươi mới để năm mới hên, phát tài”.
Bình luận (0)