Đúng là nhiều nước châu Phi trong thời gian qua đạt được và duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, nợ công và kinh tế trì trệ ở các nước phát triển, mức độ tăng trưởng của châu Phi càng gây ấn tượng mạnh mẽ và được nhìn nhận đến mức kỳ vọng trở thành một trong những trụ cột và đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung.
Tuy nhiên, lạc quan thái quá thì lại không thể có cơ sở. Nhìn vào thực chất nền tảng của sự tăng trưởng ở châu Phi không thật sự bền vững. Xuất khẩu tài nguyên và nguyên vật liệu vẫn chiếm phần chính trong tổng sản lượng kinh tế của châu lục. Trao đổi thương mại giữa các nước trên châu lục vẫn chỉ ở mức độ rất nhỏ, có nghĩa là hợp tác và liên kết châu lục chưa phát triển. Giáo dục và đào tạo vẫn còn lạc hậu và bất cập. Mức độ đói nghèo vẫn còn cao. Bất bình đẳng xã hội vẫn rất đáng kể. Nước ngoài đầu tư vào châu lục vẫn chủ yếu để khai thác tài nguyên hoặc mua, thuê đất đai. Xung đột và mất ổn định chính trị vẫn gây hậu quả nghiêm trọng. Lạc quan là cần thiết, nhưng quá lạc quan sẽ lại lợi bất cập hại.
Thảo Nguyên
>> Trung Quốc bị chỉ trích “bóc lột” tài nguyên châu Phi
>> Cơ hội hợp tác với châu Phi, Trung Đông
>> Bất ngờ từ thị trường châu Phi
>> Mỹ mở rộng căn cứ do thám ở châu Phi
>> Nghịch lý châu Phi
>> Quốc gia mới ở châu Phi
Bình luận (0)