(TNO) Sáng nay 10.2, Nguyễn Hà Đông đã chính thức gỡ bỏ trò chơi Flappy Bird ra khỏi hai kho ứng dụng App Store và Google Play. Trước quyết định của chàng lập trình viên trẻ tuổi này, dân mạng trở nên sục sôi.
>> Flappy Bird chính thức bị gỡ bỏ
>> Tuyên bố gỡ Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông gây sốc
>> Cha đẻ Flappy Bird, một nạn nhân của sự đố kỵ?
Flappy Bird hiện đã không còn thấy xuất hiện trên App Store (trái) và Google Play |
Nhiều nguyên nhân và cảm xúc được mọi người đưa ra. Có tiếc nuối, có khâm phục, có động viên và có cả những lời khuyên về sự chuyên nghiệp cho một sản phẩm trí tuệ.
‘Nhấc một đầu gậy lên thì đầu kia cũng được nhấc lên’
Đây là câu ngạn ngữ hay mà một cư dân mạng đã dùng để miêu tả thành công đến dồn dập sẽ kéo theo sự chú ý, săm soi, ganh tị… cho Flappy Bird và Nguyễn Hà Đông, đã nhận được hàng nghìn lượt like.
Quyết định gỡ bỏ Flappy Bird khỏi App Store và Google Play được lý giải theo rất nhiều nguyên nhân: Nguyễn Hà Đông sợ Nintendo kiện bản quyền, ngại bị Tổng cục Thuế “để mắt”, mệt mỏi với dư luận hay muốn hoàn thiện thêm Flappy Bird.
Trên trang Twitter cá nhân Nguyễn Hà Đông từng chia sẻ rằng Flappy Bird đang đem lại cho anh quá nhiều phiền toái, cho nên anh quyết định gỡ bỏ trò chơi này.
Nguyễn Hà Đông cũng tuyên bố việc gỡ bỏ trò chơi không liên quan đến vấn đề bản quyền, chỉ là không muốn tiếp tục giữ nó. Ngoài ra, anh cũng sẽ không có ý định bán bản quyền trò chơi Flappy Bird cho bất kỳ ai.
Trên Twitter, Nguyễn Hà Đông viết: “Tôi có thể gọi Flappy Bird là một thành công của tôi. Nhưng nó cũng hủy hoại cuộc sống đơn giản của tôi. Vì thế bây giờ tôi ghét nó” |
Tuy niên, theo nickname TanNg, việc đóng Flappy Bird mà không đưa ra lý do chính xác, cụ thể sẽ dễ tạo ra cảm giác “kém tin cậy” cho dư luận, gây bất lợi cho Nguyễn Hà Đông trong việc phát triển các game tiếp theo, hoặc nâng cấp phiên bản mới cho Flappy Bird.
|
Nickname TanNg viết: “Thật là tiếc vì Hà Đông đã không vượt qua được sức ép để tiếp tục duy trì Flappy Bird. Quyết định gỡ bỏ game có vẻ được đưa ra hơi vội vàng và khiến cho các bước đi tiếp theo của Hà Đông bị hạn chế hơn rất nhiều. Có thể Nguyễn Hà Đông chỉ là một cậu bé, chưa sẵn sàng đối mặt với dư luận, hoặc là một con người không muốn cuộc sống tươi đẹp bình dị của mình bị phá vỡ bởi sự nổi tiếng…”.
Còn theo nickname Tran Khanh Tung: “Việc gỡ bỏ ứng dụng khỏi Apple Store và Google Play là một sai lầm chết người. Cho dù là lý do cá nhân đi nữa thì nó cũng không đáng bị làm như vậy. Bạn Đông mới chỉ nghĩ đến riêng mình, Flappy Bird thực sự là một nguồn cổ vũ lớn cho cộng đồng phát triển phần mềm Việt Nam”.
Nickname Cescfabregas Nguyen tiếc nuối: “Mặc dù game đã bị dỡ bỏ nhưng mong anh có thể nghĩ lại. Không biết bao lâu nữa Việt Nam mới có những sản phẩm như thế này vươn tầm thế giới. Có lẽ nếu còn tồn tại nó sẽ tạo ra một cơn sốt lớn hơn”.
Dừng lại để đi xa hơn
Bên cạnh những ý kiến không đồng tình, tiếc nuối cho Nguyễn Hà Đông khi gỡ bỏ Flappy Bird, nhiều cư dân mạng lại cho rằng đó là một “sự hạ cánh an toàn”.
Nickname Nguyễn Blackmoon: “Cái lợi đầu tiên khi gỡ bỏ game khỏi App Store và Google Play là trốn được mấy cái top này top nọ để khỏi bị soi mói… Một game "làm chơi" trong 3 ngày như vậy là đã quá thành công. Nhưng nếu không đưa nó xuống để hoàn thiện các vấn đề và pháp lý thì Nguyễn Hà Đông sẽ gặp nhiều rắc rối”.
Nickname Thạch có cùng quan điểm: “Tác giả gỡ bỏ game là việc nên làm chứ không vì sự đố kỵ của ai hết. Thành công này nằm ngoài sự mong đợi của Đông vì nếu có tham vọng thực sự thì anh ta đã không đầu tư sơ sài vào sản phẩm của mình dẫn tới vi phạm bản quyền. Đây cũng là bài học cho các lập trình viên về việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp”.
|
Nói về hồi kết cho tất cả những ồn ào đến với Flappy Brid, Tu Nong viết: “Khi nghe tin Flappy Bird sẽ được gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng, tôi đọc được nhiều ý kiến hoài nghi trên Facebook. Người thì cho là để né tránh pháp luật, kẻ thì nghĩ rằng đây là chiêu để tăng số lượng download trong khi có người khác lại hoài nghi và khó hiểu. Tất nhiên là khó hiểu rồi, bởi vì người làm việc vì tiền khác kẻ làm vì tình yêu mà”.
Và dù không còn xuất hiện trên App Store hay Google Play, thì Flappy Bird vẫn là “niềm tự hào” của rất nhiều cư dân mạng.
Nickname Tra Vinh viết: “Tôi không muốn bàn đến chuyện bản quyền có ăn cắp hay không. Cho dù là có thì đây cũng là một sản phẩm làm lại tuyệt vời từ một game ra đời cách đây rất lâu (Mario). Tôi sống ở Úc mà lòng hãnh diện nói với bạn bè mình là trò chơi mà họ đang say mê là do người Việt mình làm ra. Sao thì tôi cũng mong anh Đông sau này có thêm nhiều thành công trong cuộc sống”.
Sau tất cả những ồn ào trong nhiều ngày qua, xin tạm gác lại những tranh cãi về Flappy Bird, để thấy một điều rằng trò game đơn giản mà hấp dẫn bất ngờ này, cũng như những cố gắng của Nguyễn Hà Đông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều lập trình game tự do, hay cho những người trẻ dám sống với đam mê của mình.
Chắc hẳn, vụ việc này không chỉ là điểm dừng mà là nơi bắt đầu để cuộc dạo chơi về game của Đông và những bạn trẻ Việt khác sẽ còn tiếp tục!
Linh San
>> Những đoạn tweet cuối cùng trước khi Flappy Bird bị gỡ bỏ
>> Nguyễn Hà Đông tuyên bố gỡ Flappy Bird khỏi App Store và Google Play
>> Cha đẻ' Flappy Bird không sợ bị kiện, tập trung phát triển phiên bản mới
>> Tổng cục thuế 'để mắt' tới 'cha đẻ' game Flappy Bird
>> Nghi án Flappy bird... đạo game
>> Nở rộ game nhái, ảnh chế 'trả thù' Flappy Bird
>> Flappy Bird khó thành xu hướng mới dù gây 'sốt' trên thế giới
>> Các chuyên gia về game nói gì về hiện tượng Flappy Bird?
>> Tác giả game Flappy Bird kiếm 1 tỉ đồng/ngày như thế nào?
>> Thực hư chuyện đâm chết anh ruột vì chơi game Flappy Bird giỏi
>> Chàng trai viết game Flappy Bird gây sốt toàn cầu
>> Flappy Bird đạt doanh thu 1 tỉ đồng mỗi ngày
Bình luận (0)