Góc ký họa: Ga Đà Lạt

14/05/2023 08:04 GMT+7

Được công nhận là Di tích kiến trúc quốc gia năm 2001, ga Đà Lạt có nhiều điều thú vị ít ai biết.


Đó là nhà ga cao nhất VN (nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển), lâu đời và đẹp nhất Đông Dương, có đầu tàu chạy bằng hơi nước cổ nhất ở VN…

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 1.

Ký họa của kiến trúc sư Nguyễn Đình Việt

Kiến trúc sư cung cấp

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 2.

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Kiến trúc sư cung cấp

Tọa lạc tại số 1 Quang Trung, ga Đà Lạt (dài 66,5 m, ngang 11,4 m, cao 11 m) do hai kiến trúc sư người Pháp Moncet và Revéron thiết kế. Công trình đưa vào hoạt động từ năm 1938 đến năm 1972 trên tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm dài 84 km. Tuyến này có đoạn phải vượt đèo Sông Pha (độ cao 1.000 m, dốc 12%), để đảm bảo an toàn, 16 km phải sử dụng đường ray răng cưa (*).

Công trình kết hợp kiểu kiến trúc Pháp (mái vòm, ô kính màu…) và kiến trúc bản địa VN (ba mái chóp chính như cách điệu từ nhà rông Tây nguyên, hoặc những ngọn núi Langbiang với hệ mái ngói chân chóp thoải ra như sườn núi). Phía trước còn có mặt đồng hồ ghi lại thời điểm bác sĩ Yersin phát hiện cao nguyên Langbiang (15 giờ 30 phút ngày 21.6.1893).

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 2.

Ký họa của họa sĩ Hồ Hưng

Họa sĩ cung cấp

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 4.

Ký họa của Khánh Văn - SV ĐH Nguyễn Tất Thành

Họa sĩ cung cấp

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 5.

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Kiến trúc sư cung cấp

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 6.

Ký họa của KTS Nguyễn Hoàng Lâm

Kiến trúc sư cung cấp

Hiện tại, nhà ga chỉ hoạt động phục vụ du lịch, tham quan chùa Linh Phước (tuyến ga Đà Lạt - Trại Mát dài 7 km).

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 7.

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Kiến trúc sư cung cấp

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 8.

Ký họa của KTS Trần Nhật Minh

Kiến trúc sư cung cấp

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 9.

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Kiến trúc sư cung cấp

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 10.

Ký họa của SV ĐH Kiến trúc Ngô Quốc Thuận

Họa sĩ cung cấp

Góc ký họa: Ga Đà Lạt - Ảnh 11.

Ký họa của họa sĩ Phạm Minh Chương

Họa sĩ cung cấp

(*): Mỗi đầu tàu được lắp hệ thống bánh răng một chiều (để khi chết máy tàu không bị tuột dốc). Khi leo đèo, bánh răng này sẽ "khớp chặt" với hàng răng cưa nằm giữa hai đường ray. Đường ray răng cưa độc đáo này trước đây chỉ có ở Đà Lạt và Thụy Sĩ, tiếc là bây giờ ở Đà Lạt đã không còn. Tháng 4.2023, tập đoàn sản xuất tàu điện hàng đầu thế giới Stadler (Thụy Sĩ) muốn tham gia dự án trùng tu đường sắt răng cưa Đà Lạt - Tháp Chàm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.