Góc nhìn phóng viên: Thi trên máy tính, liệu đã yên tâm?

Quý Hiên
Quý Hiên
28/09/2019 00:00 GMT+7

Cách đây 5 năm, khi đưa ra kế hoạch đổi mới, cả nước sẽ chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT đã đưa ra viễn cảnh sẽ tiến tới việc thí sinh được làm bài thi trên máy tính.

Cách đây 5 năm, khi đưa ra kế hoạch đổi mới, cả nước sẽ chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT đã đưa ra viễn cảnh sẽ tiến tới việc có các trung tâm khảo thí độc lập lo việc tổ chức và thí sinh được làm bài thi trên máy tính.
Trong cuộc họp mới đây của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực với Bộ GD-ĐT, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với tư cách là Phó chủ tịch hội đồng cùng các thành viên hội đồng đã nhắc lại lời hứa này rồi đặt câu hỏi: Lúc nào thực hiện?
Theo Phó thủ tướng, sở dĩ thời gian qua phải đưa các trường đại học coi thi, và năm vừa rồi còn thêm nhiệm vụ chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở các địa phương, thì về bản chất là để cho người dân yên tâm là kỳ thi đảm bảo tính khách quan. Việc đưa đại học về địa phương giống như “đưa trung ương” về. Nhưng nếu làm được việc cho học sinh thi trên máy tính thì việc này sẽ được khắc phục.
Trước yêu cầu “trả bài" gắt gao này, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, “hứa” sẽ chuẩn bị các điều kiện thiết yếu để có thể triển khai dần trong giai đoạn 2021 - 2025.
Đây không phải là lần đầu tiên đại diện Bộ GD-ĐT nhấn mạnh yếu tố con người khi nói về vấn đề ngăn chặn gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia. Là những nhà báo chuyên viết về lĩnh vực giáo dục, chúng tôi có cơ hội được theo đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT đi các địa phương kiểm tra điều kiện đảm bảo an ninh cho kỳ thi. Đi đến đâu, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cũng đóng vai giám khảo, “truy bài” cán bộ địa phương, rồi không thể không gật gù vì mức độ thuộc bài của họ. “Địa phương người ta làm thi chuyên nghiệp lắm”, lãnh đạo một trường đại học cũng từng thốt lên như vậy sau nhiều năm phối hợp với địa phương tổ chức thi THPT.
Cho nên, khi Bộ trưởng Nhạ nói “yếu tố quyết định vẫn là con người”, thì hẳn không phải nói cho có, từ những trải nghiệm khổ đau của chính ngành GD-ĐT.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.