Lê Nguyễn Hoàng Ngân (lớp 12a3) và Phan Lê Thảo Phương (lớp 11a5 Trường THPT Đơn Dương, Lâm Đồng) từ lâu mong muốn tìm ra một giải pháp bảo quản rau, củ, quả được tươi lâu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thanh Nga (giáo viên của trường), những ngày cuối tuần 3 cô trò kéo nhau đến các cơ sở nuôi tằm, dệt tơ tằm ở H.Lâm Hà tham quan và mua kén tằm thải về nghiên cứu; sau đó đến các vườn dâu tây ở Đơn Dương và TP.Đà Lạt nghiên cứu quy trình thu hái và bảo quản sau thu hoạch. Cô Nga còn đưa các em đến Trung tâm công nghệ bức xạ, thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, xin hỗ trợ máy móc thiết bị nghiên cứu để chế tạo chế phẩm sinh học.
tin liên quan
Sáng tạo trẻ: Máy đọc cho người khiếm thịKết quả, khi dâu tây được nhúng vào dung dịch fibroin tạo màng bao bọc trái dâu giữ tươi được 7 ngày, vì màng fibroin có vai trò làm giảm sự mất nước của trái dâu.
Thảo Phương cho biết dâu tây là loại quả mọng, nhiều nước nên rất dễ hư thối do nấm mốc, hoặc dập nát khi vận chuyển. Trong điều kiện nắng nóng, sau 1 ngày hái trái dâu bị héo cuống, khô vỏ, giảm trọng lượng, nếu bảo quản không đúng cách làm vi sinh vật dễ dàng phát triển chỉ cần một quả hư trong 1 ngày các quả khác cũng sẽ hư theo.
Ông Trần Minh Châu, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Lâm Đồng, nhận xét: “Màng sinh học các em tạo ra từ kén tơ tằm có tác dụng bảo quản trái dâu tây lâu, hạn chế hư hỏng mà không làm mất màu, mất mùi vị, không gây độc hại. Với nguồn nguyên liệu phế phẩm tơ tằm sẵn có tại địa phương, cùng các thiết bị chiếu xạ tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, có thể tiến hành sản xuất màng sinh học với quy mô lớn để bảo quản trái cây và các loại nông sản khác”.
Bình luận (0)