Đối tượng áp dụng theo đề xuất này là ô tô cá nhân, không gồm các loại phương tiện công cộng như taxi, xe buýt. Ngành giao thông cho rằng, quy định trên sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô tô cá nhân vào trung tâm thành phố.
tin liên quan
Đưa đón công nhân, dẹp taxi lấn chiếm lòng đườngĐó là hai trong số nhiều kế sách vừa được gửi đến Thanh Niên nhằm góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng nghiêm trọng tại TP.HCM.
Hiện cũng rất nhiều ý kiến dẫn bài học kinh nghiệm từ Singapore và cho rằng, TP.HCM có thể áp dụng nhằm giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông.Ngày càng có nhiều nước áp dụng
|
Đồng tình với quan điểm trên, anh Nguyễn Văn Đức, ở Q.3, nói: Khu vực trung tâm kẹt xe là do lượng ô tô quá nhiều lấn cả phần đường dành cho xe máy. Chính vì vậy dẫn đến việc người đi xe máy phải “leo” lề giành đường với người đi bộ. Xe ô tô, taxi quá nhiều lại còn dừng đỗ tùy tiện lấn chiếm hết đường là nguyên nhân chính gây kẹt xe, do vậy cần hạn chế để đảm bảo không gian cho các phương tiện khác, hy vọng tình trạng kẹt xe cũng sẽ ít nghiêm trọng như hiện nay.
Một nước trong khu vực ASEAN cũng phải đối mặt với bài toán giao thông như VN là Indonesia. Năm 2013, chính quyền thủ đô Jakarta áp dụng giải pháp biển số chẵn - lẻ để đối phó với tình trạng quá tải các phương tiện giao thông.
Ông Joko Widodo (đương kim tổng thống) thời còn là Thị trưởng Jakarta được báo chí nước này dẫn lời: “Kế hoạch này sẽ gặp phải những phản ứng nhưng vẫn phải hành động quyết liệt để cải thiện tình hình”. Một nước khác ở châu Á là Ấn Độ, đầu năm 2016 đã áp dụng thí điểm giải pháp này để giảm lượng phương tiện lưu thông tại thành phố New Delhi. Những ngày đầu áp dụng vẫn xảy ra tình trạng tắc nghẽn, nhưng sau đó tình hình giao thông và ô nhiễm được cho là có giảm. Trước đó, năm 2015 thành phố Paris (Pháp) cũng áp dụng giải pháp này nhưng với mục tiêu chính là giảm ô nhiễm không khí. Một số thành phố khác trên thế giới cũng áp dụng biện pháp này.
Phải nghiên cứu tác động
Theo TS Phạm Sanh, giải pháp hạn chế giao thông này các nước đã làm mấy chục năm rồi. Nếu nhìn một cách cơ học khi áp dụng, lượng phương tiện có thể giảm đi gần một nửa. Nó thuộc nhóm giải pháp hành chính hoặc tài chính và có rất nhiều cách tương tự mà TP.HCM có thể áp dụng. Tuy nhiên cần phải có nghiên cứu, khảo sát thực tế, tính toán cẩn thận trước khi làm.
"Giải pháp nào cũng hay nhưng khi đi vào thực hiện sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp. Ví dụ việc lắp barie trên vỉa hè để ngăn chặn người đi xe máy có rất nhiều ý kiến khác nhau, hiện phải nghiên cứu làm lại cái mới. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chúng ta là những người dân bình thường chỉ hiến kế và phải có người làm, người chịu trách nhiệm thực sự. Muốn tránh sai lầm phải rút kinh nghiệm thì trước khi làm phải khảo sát và tính toán được sự tác động của nó tới môi trường, đời sống người dân như thế nào…", TS Phạm Sanh cẩn trọng.
tin liên quan
TP.HCM nhiều xe máy nhất thế giớiRất nhiều người dân ở 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và
TP.HCM vẫn ao ước: giá như giao thông thành phố lúc nào cũng 'bình yên' như
những ngày tết.
PGS-TS Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, bổ sung: Các nước áp dụng và đạt một số thành công nhất định nhưng cũng cần phải hiểu rõ những biện pháp thực hiện và đặc thù giữa họ và ta. Ở nước ngoài họ áp dụng nhưng không thường xuyên mà còn tùy thuộc vào không gian và thời gian. Ví dụ họ chỉ áp dụng cho từng khu vực cụ thể chứ không phải trên phạm vi cả thành phố hoặc vào các thời điểm như lễ hội, tết… Cách hiểu cấm chung chung là chưa đúng. Đây cũng là một giải pháp nhưng chỉ là tình thế, cái chính vẫn là phát triển giao thông công cộng.
Bình luận (0)