Tờ South China Morning Post trích thông tin từ văn phòng thương hiệu quốc gia Trung Quốc cho biết các sản phẩm muốn được dùng thương hiệu “Ivanka” đa dạng từ giấy dán tường cho đến rượu. Đặc biệt, một doanh nghiệp ở Bắc Kinh cung cấp dịch vụ giảm cân nộp đến 10 đơn xin sử dụng “Ivanka” - tên con gái lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump - cho nhiều sản phẩm khác nhau từ mỹ phẩm đến thực phẩm bổ sung.
Trang web của phòng Thương hiệu thuộc Cục Quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại cho hay một đơn khác thì được hãng Fujian Yingjie Commodity nộp lên, đăng ký sử dụng tên “Ivanka” cho sản phẩm băng vệ sinh của họ một tuần sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Hầu hết các đơn xin dùng tên thương hiệu vẫn đang được xử lý và hiện không rõ liệu Trung Quốc có chấp thuận cho các công ty sử dụng tên “Ivanka” hay không. Luật pháp Trung Quốc cho phép công ty sử dụng tên nước ngoài, hoặc chuyển ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Hoa khi đặt tên thương hiệu. Điều này dẫn đến nhiều vụ tranh chấp xuyên quốc gia.
Đơn cử, một hãng giày Đại lục sử dụng hình ảnh của ngôi sao bóng rổ Mỹ Michael Jordan và tên tiếng Hoa của ông làm thương hiệu trong suốt nhiều năm liền. Chỉ đến tháng 12.2016, tòa án cao nhất Trung Quốc mới phán quyết rằng công ty trên phải ngừng sử dụng tên tiếng Hoa của ông Jordan, kết thúc bốn năm kiện tụng giữa hai bên.
tin liên quan
Apple thua kiện giành thương hiệu ’iPhone’ ở Trung QuốcHãng công nghệ Apple vừa thua kiện giành thương hiệu “iPhone” với một doanh nghiệp Trung Quốc. Tòa án Bắc Kinh phán quyết cho phép công ty nước nhà quyền sử dụng thương hiệu “IPHONE” trên sản phẩm của họ.
Cũng trong năm ngoái, một tòa án Trung Quốc từ chối đơn kiện của hãng Apple trong vụ tranh chấp thương hiệu “iPhone”. Họ cho phép một nhà sản xuất da và túi xách nhỏ của Đại lục sử dụng cái tên “iPhone”. Bản thân ông Donald Trump cũng theo đuổi các vụ tranh chấp thương hiệu ở quốc gia Đông Á nhiều năm qua. Ông chỉ thắng trong năm nay, sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ.
Sự nổi tiếng của bà Ivanka Trump ở Trung Quốc tăng lên từ khi bà đến thăm Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington (Mỹ) trong dịp tết Âm lịch vừa qua. Ngoài tên tiếng Anh, khoảng 50 công ty Trung Quốc đã sử dụng tên chuyển ngữ sang tiếng Hoa của bà trong bảng đăng ký doanh nghiệp, theo Hệ thống Công khai Thông tin Tín dụng Doanh nghiệp - nguồn tài nguyên trực tuyến cung cấp thông tin về doanh nghiệp miễn phí đến cộng đồng. Hầu hết các hãng này kinh doanh sản phẩm có liên quan đến mỹ phẩm, quần áo và đồ lót.
Hãng Ivanka Trump Marks ở New York (Mỹ) nộp đơn xin dùng tên “Ivanka” cho các sản phẩm giày dép và quần áo ở Trung Quốc vào năm 2010 và được chấp thuận năm 2012. Năm ngoái, công ty nộp thêm bảy đơn xin sử dụng cùng thương hiệu cho các sản phẩm đồ trang sức, túi xách.
tin liên quan
Ông Trump gặp rắc rối vì chỉ trích doanh nghiệp ngưng bán hàng của con gáiTổng thống Mỹ Donald Trump đang bị phê phán tơi bời sau khi lên Twitter chỉ trích doanh nghiệp bán lẻ Nordstrom vì "tội" ngưng bán một dòng hàng thời trang mang thương hiệu của con gái ông - cô Ivanka Trump.
Bình luận (0)