Đến dự ngày hội, PGS-TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQG TP.HCM nhấn mạnh, ngày hội "Sinh viên sống khỏe sống chất" là sự tiếp nối rất tuyệt vời sau phong trào "Ký túc xá xanh". Việc quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng và sống chất là điều rất cần thiết để sinh viên vượt qua 4 năm đại học một cách thành công và sẵn sàng cho các mục tiêu trong tương lai.
Sôi nổi tọa đàm cùng chuyên gia
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong ngày hội "Sinh viên sống khỏe sống chất" là tọa đàm dinh dưỡng cùng ThS-BS Trương Nhật Khuê Tường (khoa Dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), diễn viên Minh Dự, thầy giáo Nguyễn Thái Dương và bà Văn Nữ Ái Nhi (Phó phòng R&D, Công ty CP Acecook Việt Nam).
Qua buổi tọa đàm, diễn viên Minh Dự và thầy giáo Nguyễn Thái Dương đã có dịp ôn lại nhiều kỷ niệm về thời sinh viên của mình. Diễn viên Minh Dự cho biết: "Do đặc thù của công việc diễn kịch, có khi hết tuồng lúc 12 giờ đêm nên Dự rất hay ăn khuya. Mình thường kiếm mấy món như cơm sườn, phở để ăn. Nhưng mình cũng sớm nhận ra rằng ăn khuya không tốt, không chỉ khiến mình tăng cân mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ".
Để tư vấn cho diễn viên Minh Dự cũng như các bạn sinh viên về một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bối cảnh bận rộn, ThS-BS Trương Nhật Khuê Tường cho biết mỗi bữa ăn cần có sự cân bằng giữa các nhóm chất tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất xơ từ rau xanh.
Bác sĩ Khuê Tường cũng cho rằng không thể phủ nhận vai trò hữu ích của thức ăn nhanh trong cuộc sống hiện đại. Các thành phần có hại như chất béo chuyển hóa trong thực phẩm ăn liền hiện nay cũng đã được tiết giảm rất nhiều. Phần còn lại, trách nhiệm cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn thuộc về chúng ta.
Với riêng mì ăn liền, một món ăn quen thuộc với nhiều bạn sinh viên, ThS-BS Khuê Tường cũng chỉ ra một số mẹo thiết thực để cân bằng dinh dưỡng. Bác sĩ nói: "Thực ra sáng nay trước khi đến đây tôi cùng ăn mì gói. Mở tủ lạnh thấy có ức gà luộc, hành tây, giá nên cho tất cả vào nấu cùng mì, vậy là đủ dinh dưỡng". Bác sĩ cho biết không có một loại siêu thực phẩm nào cả. Trong quá trình nấu nướng, nếu biết kết hợp các nguồn đạm (thịt, cá, trứng, đậu, nấm) và rau xanh, trái cây với mì gói thì mì ăn liền cũng vẫn cân bằng dinh dưỡng.
Bà Văn Nữ Ái Nhi cũng cho biết Acecook Việt Nam cũng đang nỗ lực nghiên cứu để nâng cao giá trị dinh dưỡng cho các sản phẩm mì ăn liền. Bên cạnh việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào trong quá trình canh tác của người nông dân, Acecook Việt Nam còn tìm hiểu các nguồn vi chất mà người Việt thường thiếu như sắt, canxi, chất xơ… vào sản phẩm. Bà Ái Nhi lấy dẫn chứng sản phẩm cháo Ohayo được bổ sung thêm loại chất xơ có trong sữa em bé để giúp dễ tiêu hóa; Miến Phú Hương bổ sung thêm vitamin B12, phù hợp cho người ăn kiêng.
Biến tấu mì gói, khoe trình dinh dưỡng
Ngày hội "Sinh viên sống khỏe sống chất" còn nóng hơn bao giờ hết với nhiều trò chơi, hoạt động đồng đội thú vị. Một trong số đó là đấu trường dinh dưỡng triển khai dưới hình thức thi Rung chuông vàng. Tổng cộng 50 thí sinh đến từ 5 nhà khác nhau trong Ký túc xá ĐHQG TP.HCM đã tham gia hoạt động này. Vượt qua 15 câu hỏi hóc búa, bạn Hoàng Thị Hằng (sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội) đã lên ngôi quán quân đầy thuyết phục.
Hằng là một trường hợp rất đặc biệt khi em vốn sinh sống và học tập tại Hà Nội, vào TP.HCM trao đổi trong 1 học kỳ tại Trường ĐH Kinh tế Luật, ĐHQG TP.HCM nhưng đã khiến các bạn tại TP.HCM phải nể phục vì kho kiến thức dinh dưỡng phong phú của mình. Hằng chia sẻ: "Em thích một cuộc sống lành mạnh nên bình thường cũng khá quan tâm về vấn đề dinh dưỡng. Em cố gắng mỗi bữa ăn đều có đủ thịt, đủ rau và hoa quả. Thỉnh thoảng nếu bận rộn em cũng sử dụng mì ăn liền và sẽ bổ sung thêm rau cải và trứng".
Sau phần thi Rung chuông vàng đầy gay cấn, các bạn sinh viên đã bước ngay vào cuộc thi nấu ăn với chủ đề "Khúc biến tấu của mì". 8 đội chơi đại diện cho các khu nhà khác nhau trong Khu B, Ký túc xá ĐHQG TP.HCM đã được tập hợp và bước vào hai vòng thi gồm chế biến mì nước và mì xào. Bên cạnh các sản phẩm mì Acecook, ban tổ chức còn chuẩn bị thêm gia vị, rau xanh và thịt, hải sản để các đội chơi bổ sung thêm cho thành phẩm của mình. Các tiêu chí như cân bằng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hương vị và thuyết trình món ăn được sử dụng để chấm điểm.
Cuộc thi nấu ăn "Khúc biến tấu của mì" đã tìm ra 5 giải khuyến khích, 1 giải ba, 1 giải nhì và 1 giải nhất. Chiến thắng chung cuộc thuộc về đội nấu ăn số 1 đến từ cụm nhà B-A với món mì xào gói trong lá cải, mô phỏng sáng tạo hình tượng túi tiền. Đại diện đội chiến thắng, bạn Nguyễn Ngọc Bảo Hân (sinh viên Trường ĐH Nông Lâm) cho biết: "Ở nhà em cũng hay phụ mẹ nấu ăn, nhưng nấu mì thì em chưa có nhiều kinh nghiệm. Đến trước ngày thi 1 ngày chúng em mới nhắn tin và bàn món cùng nhau. Ở vòng thi nấu mì nước thì bọn em vẫn còn hơi lúng túng một chút nhưng sang đến vòng thi mì xào thì đội đã làm việc ăn ý với nhau hơn".
Ngoài hai hoạt động lớn nói trên, sinh viên tham gia ngày hội hôm 14.10 còn được tham quan nhà máy ảo 3600 để hiểu hơn quy trình sản xuất mì ăn liền, tham gia các trò chơi tích tem đổi quà, thưởng thức các món mì được chế biến tại Trạm mì Acecook và rinh về nhiều phần quà vô cùng giá trị.
Bình luận (0)