Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động

Vũ Thơ
Vũ Thơ
01/06/2022 00:44 GMT+7

Phát biểu tại Lễ phát động Phạm Minh Chính : 'Vẫn không hết trăn trở, day dứt về một số trẻ em'">Tháng hành động vì trẻ em và Khai mạc hè năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.

Tối 31.5, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Khai mạc hè năm 2022 do Bộ LĐ-TB-XH, T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư chủ trì phối hợp với Bộ VH-TT-DL, UBND TP.Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức.

Buổi lễ có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó thủ tướng Vũ Đức Đam; Phó trưởng Ban thường trực Ban Dân vận T.Ư Phạm Tất Thắng; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung; Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn và lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể T.Ư và Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dành tình cảm đặc biệt cho thiếu nhi

Còn nhiều khoảng trống trong bảo vệ trẻ em

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Đào Ngọc Dung cho biết việc phát động Tháng hành động vì trẻ em năm nay với chủ đề “Chung tay chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” là bước khởi động cho những hành động khắc phục những tác động lâu dài của đại dịch Covid-19 đến hàng triệu trẻ em, đồng thời tập trung những nỗ lực để bảo đảm về đích các mục tiêu chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đến năm 2030.

Ông Dung cho biết trong đại dịch Covid-19 vừa qua, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế, sự chung tay của toàn xã hội, công tác trẻ em đã được quan tâm toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống và hạn chế về nhận thức và trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là tình trạng bất bình đẳng về cơ hội phát triển; về bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; bảo vệ trẻ em và phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục, phòng, chống tai nạn thương tích...

Ông Dung cho biết để thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em cần sự chung tay, đồng lòng trong cam kết thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội, của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân vì hạnh phúc của các em cũng chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi người lớn, mỗi gia đình chúng ta.

Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động. Mỗi bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm để đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển thể chất và tinh thần.

Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH

“Thông qua tháng hành động này, mỗi bậc cha mẹ, ông bà, mỗi gia đình cần nhận thức rõ trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, chung tay xây dựng môi trường gia đình an toàn, thường xuyên quan tâm, chăm sóc, giám sát bảo đảm an toàn cho con em mình, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước trẻ em”, ông Dung nói.

Ông Dung cũng kêu gọi mỗi cá nhân và cộng đồng hãy lên tiếng, tích cực phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em đến các cơ quan chức năng. Các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đặc biệt xâm hại trẻ em, phải được các cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở xử lý kịp thời nhất, nghiêm minh nhất và bảo đảm hỗ trợ vì các lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Phải luôn hành động vì trẻ em

Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng sự kiện phát động Tháng hành động vì trẻ em và Khai mạc hè năm 2022 đặc biệt hơn mọi năm khi các cháu thiếu nhi trải qua giai đoạn rất khó khăn vì đại dịch Covid-19. Nhấn mạnh sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương vô vàn với thiếu nhi, Thủ tướng khẳng định: “Chúng ta không chỉ có Tháng hành động vì trẻ em mà phải luôn luôn hành động vì trẻ em”.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trao quà cho thiếu nhi

Như Ý

Thủ tướng cho biết thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ em phát triển toàn diện, an toàn. Nhiều chương trình ý nghĩa nhân văn dành cho trẻ em đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn những khó khăn, thách thức. “Đảng, Nhà nước và tất cả chúng ta đã cố gắng nhưng không hết trăn trở, day dứt khi vẫn còn một số cháu phải đối mặt với nghịch cảnh của cuộc sống. Tình trạng trẻ bị bạo lực, xâm hại, tai nạn, nhất là đuối nước, tự tử vì trầm cảm do tác động của di chứng hậu Covid-19 vẫn còn xảy ra trong xã hội”, Thủ tướng nói.

Để giải quyết được tồn tại và mang lại môi trường tốt đẹp cho trẻ em, Thủ tướng cho rằng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan từ phía gia đình, nhà trường, xã hội. Mỗi cá nhân trong cộng đồng có ý thức trách nhiệm với trẻ em thì điều tốt đẹp hơn sẽ đến với các em. Theo Thủ tướng, để chăm sóc, giáo dục trẻ em cần 3 trụ cột: gia đình, nhà trường và xã hội hành động bằng cả tấm lòng, trái tim yêu thương trẻ.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh gia đình phải tạo ra môi trường an toàn, tránh gây áp lực cho con trẻ, bởi thực tế nhiều trẻ bất hạnh trong chính ngôi nhà mình. Nhà trường hãy tạo không khí “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tránh gây áp lực học hành cho học sinh, đặc biệt là chú ý tâm lý của trẻ sau dịch Covid-19. Đối với xã hội, Thủ tướng cho rằng cần lên án mạnh mẽ và xử lý nghiêm những hành vi sai trái đối với trẻ em. “Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động. Mỗi bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm để đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển thể chất và tinh thần”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, lãnh đạo các bộ, ngành đã trao bảo trợ cho 20 trẻ em mồ côi do dịch Covid-19 trong chương trình “Nối vòng tay thương” do T.Ư Đoàn triển khai (đến nay chương trình đã bảo trợ được 1.908 em); trao quà cho 40 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trao tặng thiết bị học tập trực tuyến cho 20 thiếu nhi.

Tháng hành động vì trẻ em và Khai mạc hè năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.' />
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.