HCDC lưu ý gì khi trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vắc xin Covid-19?

Duy Tính
Duy Tính
15/04/2022 14:37 GMT+7

Cung cấp đầy đủ thông tin của trẻ cho nhà trường, không cho trẻ nhịn đói trước khi đi tiêm, theo dõi trẻ sau tiêm 3 ngày và giám sát đến 28 ngày... đó là những lưu ý của HCDC đối với phụ huynh trong việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em.

Sáng 15.4, Sở Y tế TP.HCM họp trực tuyến với Sở GD-ĐT, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) các quận, huyện, đơn vị liên quan triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi từ ngày 16.4.

Theo Sở Y tế, có khoảng 898.537 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ được tiêm vắc xin, trong đó có 885.730 trẻ đi học và 12.807 trẻ không đi học, được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội sẽ được tiêm.

Theo dõi sát trẻ sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19

KHÁNH TRẦN

TP.HCM sẵn sàng 604 bàn tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 12 tuổi

Tiêm loại vắc xin phù hợp nhóm tuổi

Tại buổi họp trực tuyến, bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, Bộ Y tế cấp lần 1 cho TP.HCM là 87.500 liều vắc xin Covid-19 Moderna và đã có mặt tại TP.HCM. Sau đó cấp tiếp 138.000 liều và 147.000 liều, dự kiến cũng sẽ là vắc xin Moderna.

Theo bác sĩ Lê Hồng Nga, vắc xin Pfizer (nắp màu cam) sẽ tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; còn vắc xin Moderna chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi. Trong đợt cấp lần này, TP.HCM chỉ tiếp nhận Moderna, cho nên chỉ tiêm từ lớp 6, sau đó tiêm hạ độ tuổi cấp tiểu học, tuyệt đối không tiêm Moderna ở trẻ mầm non. Liều tiêm 0,25 ml, mỗi lọ 10 liều, tiêm bắp.

“Không được tiêm trộn vắc xin Moderna với vắc xin khác, nếu tiêm mũi 1 Moderna thì mũi 2 phải tiêm Moderna. Không được lắc lọ vắc xin trước khi tiêm”, bác sĩ Nga nhắc nhở.

Phụ huynh cần làm gì?

Bác sĩ Nga lưu ý phụ huynh là cung cấp đầy đủ thông tin để trường tạo hồ sơ tiêm chủng cho trẻ trên hệ thống tiêm chủng vắc xin Covid-19 quốc gia, chuẩn bị sẵn mã số định danh công dân của trẻ.

Trong trường hợp trẻ chưa có mã số định danh thì phụ huynh chủ động liên hệ công an phường, xã nơi cư trú để được cấp mã số định danh cho trẻ. Với trẻ tạm trú đến công an phường, xã nơi tạm trú cũng sẽ được cung cấp mã số định danh. Mã số định danh sau này cũng chính là mã số CCCD của trẻ. Đây cũng là cơ sở để cấp giấy xác nhận tiêm chủng cho trẻ.

Phụ huynh cũng cần phải cung cấp tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe của trẻ cho nhân viên y tế trước tiêm để có thể sắp xếp lịch và nơi tiêm phù hợp.

Trong ngày tiêm chủng, phụ huynh cho con ăn uống đầy đủ, mặc áo ngắn tay, tránh cho trẻ nhịn đói dẫn đến hạ đường huyết và gây sự cố bất lợi trong tiêm chủng ngẫu nhiên mà không liên quan đến tiêm chủng, ảnh hưởng buổi tiêm và sức khẻo của trẻ.

Phụ huynh đưa trẻ đi tiêm đúng lịch để được đón tiếp, đảm bảo an toàn cho trẻ; mang theo tất cả giấy tờ chứng minh nhân thân của trẻ và chỉ tiêm cho trẻ khi có sự đồng thuận của phụ huynh.

Quận, huyện chuẩn bị gì?

Cũng theo bác sĩ Nga, về tổ chức buổi tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng giống như tiêm chủng cho các đối tượng khác, cũng bố trí đầy đủ khu vực tiếp nhận, khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm. Bắt buộc đảm bảo quy trình 1 chiều, tránh trường hợp trẻ bị tiêm 2 mũi trong 1 buổi tiêm. Do đó, cần bố trí người theo dõi, giám sát tại từng khu vực.

Đảm bảo điểm tiêm không có ánh nắng chiếu vào phụ huynh và trẻ.

Bố trí các khu vực cách biệt, có sơ đồ và quy trình tổ chức tiêm.

Điểm tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là điểm tiêm riêng, không trùng với điểm tiêm các đối tượng khác. Nếu như điểm tiêm nào tiêm cùng lúc nhiều đối tượng lẫn lộn thì sẽ bị đình chỉ tiêm.

Sẵn sàng xử lý cấp cứu ngay điểm tiêm, thuốc vận vạch rút để sẵn, có các đội cấp cứu lưu động, xử lý tai biến nặng.

Mỗi đội tiêm tối thiểu 3 nhân sự và đã được tập huấn. Cung cấp số điện thoại trong tờ hướng dẫn theo dõi sau tiêm để phụ huynh cần liên hệ.

Xác định số trẻ tiêm trong 1 buổi tiêm để dự trù vắc xin, tránh nhận vắc xin nhiều nhưng tiêm không hết phải trả về kho ảnh hưởng đến vắc xin.

Theo dõi trẻ sau 3 ngày và tiếp tục theo dõi 28 ngày.

Theo số liệu các quận, huyện báo cáo ngày 16.4 chỉ tiêm buổi sáng, như H.Bình Chánh dự kiến 131 trẻ/bàn tiêm/buổi hoặc 295 trẻ/buổi tiêm thì xem lại vì tổ chức tiêm nhiều quá sẽ không an toàn. Các quận cần điều chỉnh kế hoạch vì chỉ được tiêm 50 trẻ/bàn tiêm/buổi, tối đa là 100 trẻ.

TP.HCM có 1.326 điểm tiêm được báo cáo, HCDC mới ghi nhận 18 quận, huyện giám sát tiêm, còn 4 quận, huyện chưa giám sát điểm tiêm. Đề nghị giám sát đầy đủ để đảm bảo an toàn.

Bác sĩ Nga đề nghị các trung tâm y tế, phòng y tế, phòng giáo dục có kế hoạch theo dõi giám sát để kịp thời khắc phục những phát sinh. Rà soát và cập nhật danh sách địa điểm tiêm, nếu thay đổi điểm tiêm thì phải báo cáo. Giám sát 100% địa điểm tiêm trước tiêm chủng.

Hoàn thành nhập liệu ngay trong buổi tiêm, không để dồn ứ. Với trẻ chưa có mã định danh vẫn được tiêm và lưu lại để cập nhật khi có mã định danh.

Vì sao không cho trẻ vận động mạnh 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin Covid-19?

Những trẻ nào sẽ không chỉ định tiêm ở cộng đồng?

Lãnh đạo HCDC cho biết thêm, những trẻ sẽ không chỉ định tiêm ở cộng đồng, đó là trẻ không có đồng thuận của cha mẹ; có bệnh lý cấp tính như sốt, nhiễm trùng; trẻ mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng; trẻ có bệnh lý nền, béo phì phải tiêm ở bệnh viện quận, huyện, chuyên khoa nhi.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.