• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Hỗ trợ tối đa 7 tỉ đồng cho mỗi trường nghề ở tỉnh có huyện nghèo

Mỹ Quyên
Mỹ Quyên
14/08/2022 14:35 GMT+7

Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp và không quá 7 tỉ đồng/trường, đồng thời sinh viên trường nghề ở các tỉnh này cũng được hỗ trợ khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm.

Đó là nội dung của Thông tư Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, do Bộ Tài chính ban hành mà trường nghề là nơi được thụ hưởng.

Sinh viên học nghề ở các tỉnh có huyện nghèo sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ nhiều hoạt động

mỹ quyên

Thông tư nêu rõ ngân sách Nhà nước sẽ chi hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo. Cụ thể là chi hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, việc chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản có mức hỗ trợ tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và không quá 7 tỉ đồng/trường, cơ sở.

Đồng thời Nhà nước sẽ chi cho việc xây dựng mô hình đào tạo nghề đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện của địa bàn tỉnh có huyện nghèo và mô hình này sẽ được áp dụng thử nghiệm tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Giáo viên và cán bộ quản lý cũng sẽ được ngân sách chi trả tiền đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực.

Không chỉ vậy, ngân sách Nhà nước cũng chi nghiên cứu một số mô hình khởi nghiệp hiệu quả cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.

Các hoạt động như ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp, cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp... đều được nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Mỗi học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tham quan, hướng nghiệp gắn kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với trường nghề còn được chi hỗ trợ tiền ăn trưa, nước uống 50.000 đồng/người/ngày.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.