Hóa thạch cá voi này nặng 454 kg và kẹt trong khối đá lớn. Các nhà khoa học đã phải dùng hàng loạt ròng rọc, xe đẩy thép và sự giúp sức của nhiều nhân viên tìm kiếm, cứu hộ ở Los Angeles mới lấy được hóa thạch. Giám định ban đầu cho thấy hóa thạch chừng 16-17 triệu năm tuổi.
Những thành viên trong gia đình cá voi sừng hàm có kiểu ăn mồi khá độc đáo, chúng hút nước lẫn thức ăn vào rồi hạ tấm sừng hàm như cái lưới xuống, kế tiếp đẩy nước ra nhưng giữ thức ăn lại rồi nuốt chứ không nhai mồi. Cá voi tấm sừng hàm thường lớn hơn các loại cá voi có răng. Trong gia đình của chúng còn có loại cá voi xanh được coi là động vật có vú lớn nhất thế giới hiện nay.
Hãng tin UPI dẫn lời nhà cổ sinh vật học Howell Thomas cho biết đây là một hóa thạch thực sự quan trọng và bảo tàng đang lên kế hoạch nghiên cứu nó.
Thực ra hóa thạch này đã được Gary Johnson phát hiện hồi năm 1978 ở sau nhà của gia đình ông. Gary đã tìm đến bảo tàng để thông báo nhưng không ai quan tâm đến việc cố gắng thu thập mẫu vật vừa to lớn, nặng nề vừa quá khó khai quật như vậy.
Đến nay Gary Johnson đã 53 tuổi, nghe nói về việc khai quật một hóa thạch ở trường học gần đó nên ông quyết định tiếp cận bảo tàng để thông tin và lần này hóa thạch được thu thập.
Tạ Xuân Quan
>> Hóa thạch khủng long bốn cánh
>> Hóa thạch chim thụ phấn cho cây
>> Hóa thạch cổ nhất của sinh vật có hệ tuần hoàn
>> Kháng sinh từ phân hóa thạch
>> Phát hiện hóa thạch khủng long đầu tiên tại Malaysia
>> Phát hiện hóa thạch của loài bò sát biển cổ đại
Bình luận (0)