“Chúng tôi biết rất ít về các loài ếch và cóc thời tiền sử”, tiến sĩ Federico Agnolin của Viện Bảo tàng Khoa học quốc gia Argentina cho biết khi được Đại học quốc gia La Matanza đề nghị tham gia phân tích mẫu vật.
“Ếch và cóc là những loài vô cùng nhạy cảm với các biến động của khí hậu và môi trường, và cũng vì thế chúng là nguồn thông tin quan trọng nếu muốn tìm hiểu các mô hình khí hậu trong quá khứ”, theo nhà nghiên cứu.
Hóa thạch được khai quật ở độ sâu 44m trong quá trình đào giếng ở San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires khoảng 180 km về hướng bắc.
|
Nó là một “mẩu xương tay rất nhỏ của loài lưỡng cư, khác với ếch cây và ếch sừng”. Bất chấp kích thước nhỏ bé của hóa thạch, tiến sĩ Agnolin vẫn có thể xác định được mẫu vật thuộc về một loài ếch, cụ thể là thuộc về giống ếch có tên Anuras.
Nhờ vào cấu trúc độc nhất vô nhị của phần cuối chi trên, loài ếch này đặc biệt nhanh nhẹn.
“Việc phát hiện một loài lưỡng cư mới vào cuối thế Thượng Tân và đầu thế Cánh Tân mang đến lợi ích lớn lao cho ngành cổ sinh vật học Argentina”, ông bổ sung.
Thế Cánh Tân bắt đầu vào khoảng 2,6 triệu năm trước.
Bình luận (0)