Thế nhưng, họ vừa nhận ra một thực tế khó tin như có thật: các thiên thể bên ngoài đã “lẻn” vào hệ mặt trời từ nhiều năm trước và chưa từng rời đi, theo Tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Các tiểu hành tinh đó nhiều khả năng xuất hiện vào thời điểm hệ mặt trời đang hình thành cách đây 4,5 tỉ năm. Chúng xuất phát từ hệ sao hoàn toàn khác, nhưng bằng cách nào đó đã ở gần hệ mặt trời trong giai đoạn tượng hình. “Vì ở quá gần, hệ mặt trời có lẽ đã hấp dẫn được các tiểu hành tinh của láng giềng và kéo chúng về khu vực của mình”, theo tác giả báo cáo, tiến sĩ Fathi Namouni của Đài thiên văn Côte d'Azur.
Để rút ra kết luận trên, tiến sĩ Namouni và đồng sự Maria Helena Moreira Morais thuộc Đại học bang Sao Paulo (Brazil) đã vận dụng các mô hình số học nhằm mô phỏng thời điểm hệ mặt trời khai sinh và xác định vị trí của các tiểu hành tinh nhiều tỉ năm trước.
Đến nay họ đã tìm được 19 tiểu hành tinh ngoại lai đang ẩn núp bên trong hệ mặt trời, thành công tránh khỏi tầm quan sát của con người trên trái đất. Chúng hiện di chuyển trên các quỹ đạo xung quanh sao trung tâm của chúng ta cùng với các tiểu hành tinh thuộc nhóm Centaur, nằm ở giữa sao Mộc và Hải Vương tinh.
Bản thân các tiểu hành tinh Centaur cũng khiến giới nghiên cứu đau đầu vì chúng có bề ngoài và cách hành xử giống tiểu hành tinh lẫn sao chổi, đồng nghĩa với việc rất khó đoán được quỹ đạo của các thành viên thuộc nhóm này.
“Việc phát hiện cả một cộng đồng tiểu hành tinh có nguồn gốc ngoài hệ mặt trời là bước tiến quan trọng cho phép chúng ta tìm hiểu những điểm tương đồng lẫn khác biệt giữa tiểu hành tinh được sinh ra từ hệ mặt trời và du nhập từ bên ngoài”, theo nhà nghiên cứu Morais.
Bà Morias cũng hé lộ danh tính của một “dân nhập cư”. Vào năm 2015, một tiểu hành tinh lọt vào tầm quan sát của các nhà thiên văn học và được đặt tên là 2015 BZ509. Tuy nhiên, phải đến năm 2018, nhóm của tiến sĩ Namouni mới xác định được nó là tiểu hành tinh ngoại lai.
Bình luận (0)