Tự động phát
Khối thương mại lớn nhất thế giới đã ra đời vào ngày 15.11, khi 15 nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại phiên bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 diễn ra cùng ngày.
|
RCEP là một khối đối tác gồm Hiệp hội 10 thành viên của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Trung Quốc; đặt mục tiêu giảm dần thuế quan trên nhiều lĩnh vực và đánh dấu lần đầu tiên 3 cường quốc Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng tham gia một thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên, nước Mỹ còn vắng mặt trong hiệp định mới. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ cũng đã rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do cựu Tổng thống Barack Obama khởi xướng. Như vậy, nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nằm ngoài cả hai khối thương mại bao trùm khu vực phát triển nhanh nhất thế giới
Các nhà kinh tế cho rằng thỏa thuận có thể giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào thị trường và công nghệ nước ngoài, một bước chuyển được đẩy nhanh bởi rạn nứt quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Bắc Kinh và Washington.
Việt Nam, nước tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, cho biết khối thương mại này sẽ chiếm 30% nền kinh tế thế giới, 30% dân số và sẽ tiếp cận 2,2 tỉ người tiêu dùng tính trên toàn cầu.
ASEAN
Trung Quốc
châu Á
Đông Nam Á
khối thương mại
Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
Việt Nam
TPP
RCEP
Donald Trump
Mỹ
Joe Biden
Bình luận (0)