Hiện nay, CSGT TP.HCM có nhiều tổ công tác phát hiện xử lý các lỗi vi phạm trực tiếp trên đường. Ngoài ra, từ camera giám sát, hệ thống bắn tốc độ tự động và camera ghi hình lưu động, CSGT cũng gửi thông báo vi phạm đến hơn trăm ngàn người Sài Gòn.
CSGT TP.HCM phạt qua camera giám sát trên đường phố, hạn chế tranh luận |
Theo đó, từ hơn 500 camera tại các tuyến đường, hình ảnh được chuyển về tổ điều hành giao thông (trụ sở 341 Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1). Tại đây, ngoài quan sát, phối hợp thông báo xử lý ùn tắc, tai nạn giao thông, những vị trí camera có thể zoom thông tin biển số, không gian, thời gian, hành vi cụ thể thì CSGT sẽ trích xuất hình ảnh khi phát hiện vi phạm.
Ngoài ra, từ 9 vị trí bắn tốc độ tự động trên đường gồm: 2 vị trí trên Quốc lộ 1, 2 vị trí ở Quốc lộ 22, đường Nguyễn Văn Linh, Xa lộ Hà Nội, hầm Thủ Thiêm, cầu vượt Cát Lái, cầu vượt Phú Mỹ, CSGT cũng trích xuất gửi giấy báo lỗi vi phạm tốc độ đến hàng ngàn người. |
vũ phượng |
Theo lãnh đạo đội Chỉ huy và điều khiển đèn tín hiệu giao thông, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM), trong năm 2021, CSGT toàn TP đã ghi hình và gửi thông báo đến khoảng 110.000 trường hợp vi phạm. Trong đó có hơn 25.000 trường hợp đã đóng phạt với số tiền gần 29 tỉ đồng. |
vũ phượng |
Từ 15.12.2021 đến nay, CSGT TP.HCM ghi nhận hơn 19.000 trường hợp vi phạm qua hình ảnh, nhiều nhất là các lỗi vi phạm về dừng, đỗ, tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh biển báo, đèn tín hiệu, đi vào đường cấm. |
vũ phượng |
Cũng theo vị này, khi ô tô đi đăng kiểm, trên hệ thống báo chưa đóng phạt qua hình ảnh thì chủ ô tô phải bắt buộc đóng phạt, sau đó mới được đăng kiểm. Còn xe máy chưa có chế tài chặt chẽ. |
vũ phượng |
"Theo Luật xử lý vi phạm hành chính, 1 năm kể từ ngày gửi thông báo là hết thời hiệu xử phạt. Do đó, các xe ô tô nếu trong thời gian này đi đăng kiểm thì bắt buộc đóng phạt rồi mới đăng kiểm được. Ngược lại, có những xe ô tô 2 - 3 năm mới đăng kiểm, lúc đó quá thời hiệu này rồi thì lỗi vi phạm qua hình ảnh xem như không xử lý được. Đây là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ đóng phạt qua hình ảnh chưa cao", lãnh đạo đội chia sẻ. |
vũ phượng |
Theo CSGT, xử phạt qua hình ảnh có bằng chứng cụ thế, hạn chế cự cãi. Tuy nhiên, có những trường hợp người được mời đến làm việc không chấp nhận lỗi sai và báo xe trong clip sử dụng biển số giả thì CSGT sẽ tiến hành xác minh. |
Vũ phượng |
Trường hợp chủ xe khẳng định không phải mình lái xe hôm đó, thì theo Điều 80 Nghị định 100, chủ xe phải có nghĩa vụ chứng minh được người vi phạm khi ấy là ai. Nếu không chứng minh được thì chủ xe có nghĩa vụ chấp hành thay việc đóng phạt. Trong ảnh là tổ tuần tra ghi hình lưu động trên đường phố |
vũ phượng |
Quy trình xử lý vi phạm qua hình ảnh hiện nay: CSGT trích xuất hình ảnh, tra cứu trên hệ thống đăng ký xe để có địa chỉ của chủ xe; tiếp theo CSGT gửi thông báo về địa chỉ của chủ xe; chủ xe lên làm việc, CSGT lập biên bản xác minh vụ việc; CSGT lập biên bản vi phạm hành chính và cuối cùng là ra quyết định xử phạt. |
vũ phượng |
Phiếu báo lỗi vi phạm được gửi đến địa chỉ chủ xe theo thông tin từ hệ thống đăng ký xe |
vũ phượng |
Ông Nguyễn Bá Cường (ngụ TP Thủ Đức) cho biết bất ngờ khi nhận thông báo chạy quá tốc độ gửi đến tận nhà từ trước Tết Nguyên Đán. "Hình ảnh vi phạm là xe mình, do cơ quan nhà nước cung cấp thì mình chấp nhận lỗi thôi, nhưng tôi thấy bất tiện vì phải đi lên 2 buổi chờ đợi, trong đó 1 buổi chờ đóng phạt, 1 buổi chờ nhận lại giấy tờ, mất thời gian", ông Cường ý kiến. |
vũ phượng |
Trước đó, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) vừa triển khai kế hoạch sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông. Qua đó hạn chế tối đa việc tranh luận giữa CSGT và người vi phạm trên đường phố.
Theo đó, CSGT sẽ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như: thiết bị ghi hình, máy đo tốc độ có ghi hình, hệ thống camera giám sát, hệ thống đo tốc độ tự động,… để phát hiện, ghi nhận hình ảnh vi phạm.
Bình luận (0)