Hơn 50% học sinh có liên quan tới bạo lực

25/03/2015 17:06 GMT+7

(TNO) Theo các chuyên gia và các nhà giáo dục, với những học sinh gặp vấn đề bạo lực học đường, giáo viên cũng như cán bộ chuyên môn cần giúp đỡ để các em tự vượt qua khủng hoảng chứ không giải quyết hộ vấn đề cho các em.

(TNO) Qua tổng hợp phiếu khảo sát với hơn 700 học sinh và 120 giáo viên của nhiều trường phổ thông, đại diện cho nhiều địa phương thuộc nhiều vùng miền khác nhau cho thấy, học sinh hiện gặp khá nhiều “rắc rối” khi tham gia đời sống học đường, trong đó có 51,6% số em cho biết các em đã từng liên quan tới bạo lực.

Số liệu trên được công bố tại buổi tọa đàm “Bạo lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức sáng nay 25.3.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Minh Mục, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học của Viện này cho biết, vừa qua trung tâm đã cộng tác với Khoa Tâm lý Giáo dục của Trường đại học Sư phạm Hà Nội khảo sát thực trạng bạo lực học đường, để từ đó đề xuất cần phải có một đội ngũ cán bộ tư vấn tâm lý học đường.
Qua tổng hợp phiếu khảo sát với hơn 700 học sinh và 120 giáo viên của nhiều trường phổ thông, đại diện cho nhiều địa phương thuộc nhiều vùng miền khác nhau cho thấy, học sinh hiện gặp khá nhiều “rắc rối” khi tham gia đời sống học đường, trong đó có 51,6% số em cho biết các em đã từng liên quan tới bạo lực (bạo lực tinh thần như mắng, chửi, đe doạ, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục… là hình thức thường gặp nhất với 73%; Bạo lực thể chất như tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập… chiếm tới 41%).
bao-luc-hoc-duongNhiều chuyên gia cho rằng phải giúp học sinh vượt qua khủng hoảng
mới tránh được bạo lực học đường
Các chuyên gia, các nhà giáo dục sau khi phân tích mổ xẻ nguyên nhân của thực trạng trên đã đề xuất nhiều giải pháp. Nhiều ý kiến cho rằng, khi đối mặt với một vụ bạo lực học đường, trước hết “người lớn” phải biết tôn trọng nhân cách, nhân phẩm của học sinh. Họ phải làm thế nào để giúp học sinh tự giải quyết được các vấn đề của mình, tự nhận thức được mình là ai, mình cần phải làm gì và mình có trách nhiệm đến đâu...
Để giải quyết vấn đề này phải có sự tham gia đồng bộ của cộng đồng, gia đình và của nhà trường, đặc biệt của phụ huynh học sinh.
Các đại biểu cũng nhất trí phải hình thành hệ thống tư vấn giáo dục hoặc cán bộ tư vấn tâm lý học đường chuyên nghiệp trong các nhà trường, hoặc trong các cụm trường. Những người này không chỉ làm công tác tư vấn - tham vấn cho học sinh mà có thể cộng tác tư vấn - tham vấn cho giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường và gia đình.
Đội ngũ này đồng thời thực hiện chức năng nhiệm vụ tư vấn lại, giúp quản trị nhà trường. Mặt khác, giáo viên, cán bộ nhà trường phải được bồi dưỡng thêm tâm lý học, phát triển về kỹ năng tham vấn - tư vấn để có thể giúp học sinh tự giải quyết được vấn đề của mình cũng như giải quyết được các mâu thuẫn, những tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế của nhà trường.
Vai trò của truyền thông cũng được nhiều đại biểu đề cập theo hướng đây là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông không chỉ đưa tin, phản ánh những hiện tượng tiêu cực mà còn phải quan tâm tới những trường hợp tích cực, những gương điển hình. Đặc biệt với những trường hợp tiêu cực thì phân tích, mổ xẻ khách quan để tìm ra được nguyên nhân, cũng như giúp những người làm công tác giáo dục giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất.
'Các bạn đem dao lam vào trường định đánh nhau' 
Tại buổi 'Đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT và học sinh thành phố' sáng nay 25.3, nhiều học sinh đã đặt vấn đề bạo lực học đường cứ diễn ra nhan nhản.  
Cụ thể như học sinh Trần Nguyễn Thụy Khanh (lớp 6/1, Trường THCS Lạc Hồng, quận 10, TP.HCM), cho biết: “Gần đây con thấy có rất nhiều vụ bạo lực học đường, và dường như ở trường nào cũng có. Bản thân con cũng cảm thấy sợ. Ngay ở trường con cũng xảy ra tình trạng này, dù chưa đến mức nghiêm trọng nhưng con lo lắm. Vậy lãnh đạo ngành cần có biện pháp để răn đe”.
Trước vấn đề mà em Khanh đặt ra, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, hỏi: “Con thấy rất nhiều, nhưng ở đâu và con có trường hợp cụ thể nào không, hay chỉ thấy vụ bạo lực ở Trà Vinh thôi?”.
Khanh tiếp lời: “Con nghĩ ở trường nào cũng có, và trường con cũng vậy. Mới hôm qua thôi (24.3 - PV), các bạn trong trường con đem dao lam lên trường định đánh nhau với các bạn trường khác”. 
Trước các vấn đề mà học sinh, sinh viên đưa ra, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Về tình trạng bạo lực học đường, các trường cần phải kiểm tra lại để nắm tình hình. Và giải pháp quan trọng là chúng ta cần phải tìm cách tháo gỡ mâu thuẫn giữa học sinh với nhau, nhằm tránh tình trạng này”.
Ngoài ra, tại buổi đối thoại, học sinh còn nêu các vấn đề về chửi thề, nói tục, chương trình học nặng lý thuyết, cách dạy và học tiếng Anh...
Minh Luân
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.